Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ sáu, 26-04-2024

Tết và các ngày lễ dân gian trong tháng Chạp

Tháng Chạp, hay còn gọi là tháng củ mật là tên gọi của tháng cuối cùng trong năm Âm lịch. Người dân Việt Nam có nhiều tập tục thú vị và giàu ý nghĩa trong trong tháng Chạp để đón chào một năm mới. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Tết và các ngày lễ dân gian trong tháng Chạp trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm

tết

Tháng Chạp là tháng 12 âm lịch. Ngoài ra tháng Chạp cũng được gọi là “tháng củ mật”. Tháng Chạp là tên gọi bắt nguồn từ chữ Lạp trong tiếng Hán. Ở Trung Quốc, tháng 12 Âm lịch là thời điểm người dân làm các lễ cúng bái thần linh cầu xin mưa thuận gió hòa, phong tục này còn gọi là “Lạp Nguyệt”. Người Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thời bấy giờ, nên cũng có các hoạt động cúng tế tương tự, gọi lệch âm đi là “Tháng Chạp”.

Ngày 15 tháng Chạp

Từ rằm tháng Chạp trở đi là khoảng thời gian để mọi người chuẩn bị quà biếu xén nhau. Học trò đi Tết thầy, người bệnh biếu quà thầy thuốc, trong dòng họ, con cháu đem lễ vật gửi người đứng đầu gia tộc để cúng tổ tiên.

Một lễ thức dân gian phổ biến dịp cuối năm là lễ tảo mộ. Đây là một tập tục quan trọng, biến đổi ở từng vùng miền khác nhau. Một số nơi có lễ Chạp hàng năm theo tục của từng dòng tộc. Việc tu bổ mồ mả tổ tiên vào thời gian trước Tết là tập tục hiếu đạo, biểu thị tín niệm về sự thông linh giữa con cháu và các thể hiện tổ tiên quá vãng.

tết

Cùng tảo mộ là tục dẫy mộ vào những ngày cuối năm. Theo lệ, vào một ngày nào đó (thường sau Tết ông Táo), mọi người cùng đi rẫy cỏ, chặt cây, đắp đất tu bồi các mồ mả vô chủ trong địa giới thôn làng. Mọi người cũng góp tiền bạc sắm sửa lễ vật để cúng, lễ chung tại miếu tâm linh. Tu bổ mộ hoang là việc làm thể hiện lòng nhân nghĩa đối với những người có số phận hẩm hiu trong cộng đồng.

Ngày 23 tháng Chạp

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình. Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao…thả. Bởi ngụ ý “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”, cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

tết

Ngày 23 tháng Chạp theo cổ nhân là ngày “mở cổng trời”, tức là thời điểm 3 hành tinh Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất ở trên một quỹ đạo. Nếu ông Công ông Táo lên chệch ngày thì “cổng trời” sẽ đóng, chính vì vậy sẽ không thể vào tâu với Ngọc Hoàng. Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này. Thời gian đẹp nhất diễn ra từ tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch đến trưa ngày 23.

Năm nay cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào thì đẹp để cả năm may mắn?
Năm nay cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào thì đẹp để cả năm may mắn?
Năm nay cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào thì đẹp để cả năm may mắn?

Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời với nhiều tên gọi khác nhau Tết Táo Quân, Tết ông Công. Vì sao lại có ngày ông Công ông Táo và cúng ông Công ông Táo vào giờ nào thì thích hợp nhất? Bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!

Ngày 25 tháng Chạp

Lễ tiễn thần phật là một tập tục quan trọng với cộng đồng người Việt xưa. Lễ này thường được thực hiện vào ngày 25 tháng Chạp, để tiễn thần, Phật đi chầu trời. Lễ này đánh dấu bằng việc vào ngày 25 tháng Chạp, các vị hương chức làm lễ sửa con dấu, ấn, sau đó bỏ vào hộp niêm kín (lễ Niêm ấn hoặc Sắp ấn). Mọi công việc hành chính, xử phạt từ ngày này đến ngày mùng 7 tháng Giêng đều không được tiến hành.

Vào ngày lễ, các vị hương chức trong làng sẽ sắm sửa lễ vật cúng tin thần chầu Ngọc Hoàng để chư thần tấu trình việc tốt xấu trong địa phận mình cai quản. Trong lễ này, hương chức sẽ dựng nêu ở đầu làng, dân chúng dựng nêu sau ngày đó, không ai được dựng nêu tại nhà mình trước ngày lễ. Do vậy, lễ này còn được gọi là lễ Dựng nêu. Đến 30 tháng Chạp, làng lại làm lễ rước thần về ăn Tết, thần tái nhận công việc bảo hộ cộng đồng trong năm mới.

Ngày 25 tháng Chạp cũng là ngày các tín đồ Phật giáo làm lễ tiễn Phật về chầu trời. Sau khi cúng lễ (lễ vật chay gồm nhang, đèn, trà, quả) là thời gian chư Phật, Bồ Tát đã về cõi thương, nên mọi người tranh thủ lau rửa bàn thờ, giặt giũ màn trướng ở ban thờ Phật, tắm tượng Phật.

tết

Người ta không đốt hương, cúng gì cho đến đêm trừ tịch, khi làm lễ thỉnh Phật trở về. Ở Chùa, chư tăng sư cũng tiến hành lễ này và sau đó lau chùi đồ tự khí, bửu điện, hương án, tượng thờ và dọn dẹp tu viện.

Nếu như lễ tiễn thần, phật là nghi thức của cộng đồng, thì lễ Chung niên là nghi thức của từng gia đình. Lễ này được tổ chức từ rằm tháng Chạp đến trước ngày 30 cuối năm. Với các nhà làm nghề thủ công, họ thường làm lễ muộn để cúng tạ tổ sư và gia thần, là dịp để liên hoan giữa thầy và thợ trước khi nghỉ Tết.
Những người buôn bán thường làm lễ cúng tạ thần thánh đã phù hộ công việc làm ăn trong suốt năm qua. Theo nghi thức xưa, mỗi lần cúng lễ xong thì chủ nhà sẽ gửi một miếng thịt lợn quay hay một lễ vật nào đó biếu cho con nợ để con nợ biết mình đã làm lễ chung niên, hãy nhanh chóng thanh toán các khoản nợ nần trước ngày cuối năm.

Ngày 29, 30 tháng Chạp

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Đêm cuối cùng của một năm còn được gọi là đêm trừ tịch với ý nghĩa là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng.

tết

Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa.

Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.

Tử vi số

Tử vi số

Kính chào các quý độc giả của kênh Tử Vi Số, đây là trang thông tin chính thức về các lĩnh vực tử vi, nhân tướng, phong thủy và kiến thức nhân sinh.


Cùng Chuyên mục

Những ngôi chùa thiêng nhất Việt Nam phải đến một lần trong đời
Những ngôi chùa thiêng nhất Việt Nam phải đến một lần trong đời
Những ngôi chùa thiêng nhất Việt Nam phải đến một lần trong đời
Bói dân gian

Những chuyến du xuân, hành hương đến vùng đất phật luôn là một nét đẹp văn hóa đã được lưu truyền trải qua hàng nghìn năm văn hiến của người dân Việt, là một đạo lý uống nước nhớ nguồn đã trải qua bao thế hệ. Cùng chúng tôi điểm danh những ngôi chùa, ngôi đền thờ linh thiêng bậc nhất miền bắc mà bạn nên biết và chọn lựa một chuyến du xuân đầy ý nghĩa trong dịp năm mới.

Khám phá bí quyết xua ma đuổi quý hiệu quả nhất mọi thời đại
Khám phá bí quyết xua ma đuổi quý hiệu quả nhất mọi thời đại
Khám phá bí quyết xua ma đuổi quý hiệu quả nhất mọi thời đại
Bói dân gian

Trong cuộc sống của chúng ta, luôn có một số truyền thuyết kỳ lạ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Từ thời xa xưa, chúng ta đã tin vào sự tồn tại của ma và thần và mang đến cho con người rất nhiều nỗi sợ hãi. Trong vấn đề văn hóa dân gian này, chúng ta hãy tìm hiểu bí quyết xua đuổi tà ma để bảo đảm sự an toàn cho bản thân

Bói dân gian: Điềm báo lành dữ - Cẩn thận mất mạng như chơi
Bói dân gian: Điềm báo lành dữ - Cẩn thận mất mạng như chơi
Bói dân gian: Điềm báo lành dữ - Cẩn thận mất mạng như chơi
Bói dân gian

Thiên cơ vẫn có thể lộ, căn bản là ta có nhìn ra được hay không. Việc lành dữ, tốt xấu, may mắn, rủi ro thường có những điềm báo trước. Chúng ta không nên khinh suất trước những sự kiện lạ thường xảy ra xung quanh bạn. Nó có thể là lời mà cố nhân muốn gửi gắm cho bạn. Nhờ vậy mà có thể tránh được nhiều sự cố có thể xảy ra.

Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có phá phách hay không?
Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có phá phách hay không?
Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có phá phách hay không?
Bói dân gian

Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có số phận như thế nào? Đứa trẻ sinh ra trong ngày 15/7 âm ịch hầu hết là là chuyển kiếp của những con quỷ cầm đèn hoa sen. Cho nên những đứa bé này sau này lớn lên đều khó lòng quản giáo, hại khắc cha mẹ. 

Kiêng kỵ cúng rằm nhất định phải nhớ để không phạm húy
Kiêng kỵ cúng rằm nhất định phải nhớ để không phạm húy
Kiêng kỵ cúng rằm nhất định phải nhớ để không phạm húy
Bói dân gian

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là tết Nguyên tiêu, là một lễ cổ truyền của nước ta. Ngày nay cũng được xem là ngày đoàn viên của mọi người, cả nhà cùng nhau quầy quần bên mâm cơm yên ấm hòa hợp. Ngày này cũng có các kiêng kỵ cúng rằm cần ghi nhớ để vừa hợp phong thủy, lại tỏ lòng tôn kính đến thần linh.

Back to top