Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ sáu, 26-04-2024

Văn khấn giải hạn Tam Tai chi tiết nhất – Sắm lễ và bài khấn

Từ xưa đến nay việc cúng giải hạn Tam Tai cực kỳ quan trọng, giống như việc bạn làm lễ cúng giải hạn đầu năm vậy. Vậy bài văn khấn giải hạn Tam Tai là gì? Cách sắm lễ ra sao, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm

Tam tai gây họa như thế nào?

Khi tiến hành nghi thức cúng giải hạn Thần Tam tai, người xưa thường xác định Tam Tai rơi vào năm nào, tương ứng với năm đó là một ông Thần, vào ngày nhất định trong tháng, cần tiến hành làm lễ giản hạn Tam Tai.

Khi vào vận Tam Tai thì tâm tính bất ổn, hay khốn đốn, trắc trở, vất vả. Tiền bạc hao tốn, dễ mất cắp, mất trộm. Đặc biệt là vợ chồng cùng nằm trong tam hợp tuổi nói trên thì đôi bên cùng khốn đốn, mệt mỏi. Mức độ cộng hưởng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình. Đó cũng là thiệt thòi của các tuổi hợp nhau. Còn ngược lại nếu vợ chồng không cùng tam hợp thì hạn Tam tai sẽ giảm bớt rải rác và đỡ áp lực hơn. Chính vì thế, việc cúng giải hạn Tam Tai là cực kỳ quan trọng.

Sắm lễ cúng giải hạn

Chuẩn bị đồ lễ cúng dâng sao giải hạn sẵn, vào chiều chạng vạng, đem lễ vật tới ngã ba đường nào mà mình rất ít khi đi qua đó, ít nhất là trong vòng 3 năm tam tai, bày lễ ra vái cúng và rót trà, rượu đủ 3 lần, đốt giấy vàng bạc rồi bỏ lại các thứ cúng đó đi vòng một đường khác về.

Lễ vật chuẩn bị gồm có:
3 chung nước sạch, 1 nhúm muối gạo trắng, 3 miếng trầu cau, 1 khúc dây lưng quần cắt ra làm 3 đoạn, 3 điếu thuốc hút.
1 bộ Tam Sanh (1 trứng hột vịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 miếng thịt ba rọi luộc, cúng lúc chiều tối lúc 18—19 giờ).
3 chum rượu trắng, cắt chút móng tay, móng chân hoặc gỡ ít tóc rối của người mắc hạn Tam Tai, gói lại với ít bạc lẻ rồi để vào một đĩa riêng trên bàn lễ.
3 cây nhang, 3 đồng bạc cắc gói lại bằng giấy đỏ, 1 cặp đèn cầy, bông, trái cây hoa quả, giấy vàng bạc, 1 bộ đồ thế (đến các tiệm vàng mã mua đồ này, đồ nam nữ tùy theo người mắc Tam Tai)

Bài văn khấn giải hạn Tam Tai

Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Hôm nay là ngày mùng 21 tháng …. năm Kỷ Hợi 2019
Con tên là …………………………. tuổi: ……………..
Hiện cư ngụ tại……………………………………………

Nay con thành tâm thiết bày phẩm vật, cầu xin “MÔNG LONG ĐẠI TƯỚNG THIÊN BẠI TAM TAI THỦY ÁCH THẦN QUAN”. Xin ngài hãy phù hộ độ trì cho con và các thành viên trong gia đình được mạnh khỏe bình an, tai qua nạn khỏi, phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, thường hoạch kiết tường, vĩnh ly khổ ách.
Thứ nguyện: Âm siêu dương thới, hải yến hà thanh, pháp giới chúng sanh, tề thành Phật Đạo.
Phục duy cẩn cáo!”

Sau khi đọc xong bài văn khấn gia chủ vái 3 lần, lạy 12 lạy (12 lạy ở đây chính là cầu cho 12 tháng được bình yên).
Khi làm lễ cúng xong gia chủ chờ hết nhang cháy hết, âm thầm lặng lẽ, tuyệt đối không nói chuyện với bất cứ ai. Tiếp đó đem gói nhỏ (tóc, móng tay, móng chân, tiền lẻ) ra ngã ba đường mà bỏ, nhớ đừng ngoái lại xem. Hoặc cũng có thể đốt chung gói nhỏ đó với 3 xấp giấy tiền, vừa đốt vừa van vái cho tiêu trừ hết tai nạn. Rồi đem hết gạo muối ra đường vứt bốn phương tám hướng, chỉ mang bàn và đồ dùng (mâm, ly, tách…) về nhà.

 

 

Tử vi số

Tử vi số

Kính chào các quý độc giả của kênh Tử Vi Số, đây là trang thông tin chính thức về các lĩnh vực tử vi, nhân tướng, phong thủy và kiến thức nhân sinh.


Cùng Chuyên mục

Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn

Theo phong tục của Việt Nam thì cứ vào ngày rằm và mùng 1 đầu tháng, người dân lại sắm lễ cúng tại nhà cầu mong bình an, mạnh khỏe, vạn sự như ý. Bên cạnh đó, mọi người còn hay đi chùa cầu xin mọi điều an lành sẽ đến với người thân trong gia đình.

Back to top