Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ sáu, 26-04-2024

Đi lễ chùa Bái Đính: Bí kíp từ A đến Z để tận hưởng niềm vui

Đi lễ chùa Bái Đính mong muốn mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích cho một chuyến du xuân đầu năm. Dưới đây là Tử Ví Số xin chia sẻ với các bạn thông qua bài vết này.

Xem thêm

đi lễ chùa bái đính

Trong dịp đầu năm, các địa điểm như chùa Thây Thiên, lễ đền bà chúa Kho, chùa Yên Tử hay chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc ngôi chùa to nhất thế giới… đều là những điểm đến du xuân được nhiều người lựa chọn để đến tham quan trong những ngày xuân.

Dưới đây là kinh nghiệm đi lễ chùa Bái Đính, Tử Ví Số xin chia sẻ với các bạn thông qua bài vết này.

Thời điểm thích hợp đi chùa Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính thường diễn ra từ chiều mùng 1 Tết, khai mạc vào mùng 6 Tết và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Nội dung gồm hai phần chính là lễ và hội.

Trong đó, phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Phần hội gồm các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát chèo, xẩm.

Theo tập quán, người Việt Nam thường đi lễ chùa cầu may vào dịp năm mới. Chính vì thế, Bái Đính cũng như những ngôi chùa khác thường thu hút rất đông du khách đổ về vào mùa xuân, đặc biệt là những ngày đầu năm. Thời tiết lúc này khá đẹp, mát mẻ và trong lành và đặc biệt Bái Đính là nơi diễn ra nhiều lễ hội trong thời gian này.

Chính vì vậy, bạn nên chọn du lịch Bái Đính dịp đầu năm để tận hưởng trọn vẹn nhất không khí mùa xuân tràn ngập. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chiêm bái chùa Bái Đính vào những khoảng thời gian khác trong năm để tránh được sự đông đúc.

Các địa điểm thăm quan ở chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Với diện tích 539 ha, chỉ 27 ha trong số này là khu chùa Bái Đính cổ. Phần còn lại gồm khu chùa Bái Đính mới (80 ha) và các công viên văn hóa, học viện Phật giáo, nơi đón tiếp, bãi đỗ xe, hồ phóng sinh...

Khu chùa Bái Đính mới

Trong những ngày lễ hội, chùa Bái Đính thường rất đông khách và nhộn nhịp. Một số điểm tham quan chính gồm cổng Tam Quan, tháp chuông, các điện Quan Âm, Pháp Chủ, Tam Thế. Trong đó:

Cổng Tam quan: Nơi đây được bố trí hai tượng Hộ pháp (ông thiện và ác) bằng đồng cao 5,5m và 8 pho tượng Kim Cương. Hành lang La Hán gồm 234 gian nối liền với hai đầu Tam Quan, chiều dài 1.052m.

Tháp chuông: Ngay đường lên chùa, bạn sẽ bắt gặp ngọn tháp chuông với 3 tầng, 24 mái, là nơi đặt quả chuông đồng nặng tới 36 tấn.

Điện Tam Thế: Tọa lạc ở trên đồi cao khoảng 76m so với mực nước biển, bên trong điện có 3 pho tượng Tam Thế Phật (quá khứ, hiện tại, tương lai) bằng đồng cao 7,2m, trọng lượng 50 tấn. Đây cũng là những pho tượng giúp Bái Đính trở thành ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam.

Điện Quan Âm: Là nơi đặt tượng Phật bà đúc bằng đồng, nặng 80 tấn, cao 9,57m và được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Tổng cộng điện Quan Âm có 7 gian, trong đó bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay đặt ở chính giữa.

Điện Pháp Chủ: Điện này gồm 5 gian, khu giữa đặt pho tượng Phật Pháp Chủ bằng đồng cao 10m, nặng 100 tấn và được ghi nhận là "Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam". Trong điện còn treo 3 bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt Nam.

Chùa Bái Đính cổ

Cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800 m về phía nam, chùa Bái Đính cổ nằm gần đỉnh một rừng núi khá yên tĩnh, gồm một nhà tiền đường ở giữa. Bên phải là hang sáng thờ Phật, sau đó tới đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau. Bên trái là đền thờ thánh Nguyễn và động tối thờ mẫu, tiên.

Bái khấn khi đi chùa Bái Đính

Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:

Bước 1: Đặt lễ vật:Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

Bước 2:Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.

Bước 3: Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

Bước 4:Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

Bước 5: Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Cách khấn vái khi đi chùa

Cách vái, lễ lạy ở chùa nhiều nam, nữ, già, trẻ hay mắc sai lầm là vái nhiều, vái nhanh như bổ củi. Tâm tốt mà vào chùa vái lạy không biết cách là bị coi là bất kính.

Nếu lễ ở ngoài trời, thắp hương ở lư hương to ngoài sân chùa thì phải vái ở tư thế đứng.

Cách vái đúng là chắp hai bàn tay để trước ngực, rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống, rồi sau đó ngẩng lên và đưa hai bàn tay vái lên xuống theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Số lần vái phổ biến là 3 - 5 vái.

Theo sư thầy Thích Trí Hóa (Văn phòng chùa Bằng A), cách lễ không bị “phạm” là tới ban nào cũng đứng trang nghiêm, vái 3 vái, khấn lâm râm xong thì đi ra ban khác.

Không nên đứng trước các ban vái lia lịa như bổ củi và cầu khấn to luôn miệng. Cách vái lia lịa như thế là không đúng, còn bị coi là bất kính. Trong chùa đi nhẹ, nói khẽ chứ không khấn to, nói to vì ảnh hưởng tới mọi người.

Lễ lạy có nhiều cách, mỗi thế có ý nghĩa khác nhau, nhưng thường thực hiện trước Tam bảo, và hay dùng trong dịp lễ trọng. Cách lễ theo đạo Phật ở Việt Nam thường là “ngũ thể đầu địa”, hai tay, hai chân và cái đầu đụng mặt đất - là cách lạy tôn kính nhất, thể hiện lòng biết ơn và niềm tôn kính 3 ngôi Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

3 lễ lạy cũng có ý nghĩa lễ lạy ba ngôi báu bên trong ta và mỗi chúng sinh. Vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tính sáng suốt (Phật tính), đồng một pháp tính từ bi và bình đẳng (Pháp tính) và đồng một đức tính thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tính).

Về việc xòe bàn tay úp hay ngửa là tùy người lễ lạy, chưa tiền lệ “bắt buộc” nào quy định phải úp hay ngửa lòng bàn tay.

Số lần lễ lạy là số lẻ: 3,5,7,9. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.

Kinh nghiệm đi lễ chùa Bái Đính

Bạn chú ý, giá bán nhiều mặt hàng trong chùa Bái Đính thường cao hơn so với bên ngoài. Chính vì thế, nếu muốn mua đặc sản về làm quà, bạn nên đi xuống dưới núi để mua sẽ rẻ hơn.

Khi đi Bái Đính vào dịp đầu xuân, bạn nên mang theo ô vì rất có thể ở đây sẽ có mưa phùn.

Bạn nên chọn cho mình giày thể thao hoặc dép thấp để du lịch Bái Đính vì bạn sẽ phải leo núi nhiều, nếu đi bằng giày dép cao gót sẽ rất khó di chuyển và sẽ bị đau chân.

Mang theo nhiều tiền lẻ khi đi lễ chùa vừa để vào lễ chùa, vừa có thể quyên góp.

Du khách chú ý không bỏ tiền lên các tượng phật, gây mất kỹ quan, nếu thực sự bạn có tâm, chỉ cần đến thăm chùa và làm nhiều việc tốt là đủ rồi.

Bạn có thể dừng chân nghỉ trưa và dùng bữa trong một nhà hàng ngay tại khuôn viên chùa Bái Đính. Các món nơi đây đa dạng gồm bánh bao, cháo đậu xanh, đùi gà, phở bò, cơm... nhưng nguyên liệu chay hoàn toàn. Giá cả chỉ dao động trong khoảng 5.000-25.000 đồng mỗi món. Nước uống cũng được bày bán trong nhà hàng, chủ yếu là đóng lon với mức 10.000-15.000 đồng.

Nếu không hợp khẩu vị với đồ ăn chay, du khách còn có lựa chọn khác tại nhà hàng Cao Sơn cũng nằm trong khuôn viên khu du lịch Bái Đính. Nơi đây nổi tiếng với các món đặc sản Ninh Bình, nguyên liệu từ dê núi.

Trên đây là thông tin về Đi lễ chùa Bái Đính đầu năm mà các bạn có thể tham khảo. Chúng tôi mong những chia sẻ của bài viết này sẽ giúp ích cho chuyến đi sắp tới của bạn và gia đình, bạn bè. 

Chúc các bạn một năm mới an khang thịnh vượng. Và đừng quên theo dõi các bài viết hấp dẫn của Tử vi số nhé.

Hải Thư

Hải Thư

Chào các bạn, tôi là Hải Thư chuyên gia trong lĩnh vực xem bói tử vi, tác giả về những bài viết trong trên trang web Tử Vi Số. Mong những bài viết của tôi giúp ích và mang thêm nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn.


Câu hỏi thường gặp

Cùng Chuyên mục

Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn

Theo phong tục của Việt Nam thì cứ vào ngày rằm và mùng 1 đầu tháng, người dân lại sắm lễ cúng tại nhà cầu mong bình an, mạnh khỏe, vạn sự như ý. Bên cạnh đó, mọi người còn hay đi chùa cầu xin mọi điều an lành sẽ đến với người thân trong gia đình.

Văn khấn gia tiên ngày thường chuẩn chỉnh nhất
Văn khấn gia tiên ngày thường chuẩn chỉnh nhất
Văn khấn gia tiên ngày thường chuẩn chỉnh nhất
Văn khấn

Văn khấn gia tiên ngày thường là như thế nào? Trong quan niệm người phương đông và người Việt Nam nói riêng thì việc cúng giỗ gia tiên luôn thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc cho người đã khuất, cho nên việc ngày cúng giỗ gia tiên là một ngày không thể quên trong mỗi gia đình.

Back to top