Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ sáu, 26-04-2024

Tháng Chạp làm đủ 5 điều kiêng, 4 điều lành này để đón xuân tuyệt vời!

Tháng Chạp cuối năm là thời điểm sắp chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, có nhiều điều cần tuân theo để đảm bảo may mắn và phúc lộc tràn đầy cho mỗi gia đình. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về những điều nên làm và không nên làm trong thời điểm này nhé!

Xem thêm

tháng chạp

4 việc nên làm trong tháng Chạp

Ngày 15 tháng Chạp

Từ rằm tháng Chạp trở đi là khoảng thời gian để mọi người chuẩn bị quà biếu xén nhau. Học trò đi Tết thầy, người bệnh biếu quà thầy thuốc, trong dòng họ, con cháu đem lễ vật gửi người đứng đầu gia tộc để cúng tổ tiên. Một lễ thức dân gian phổ biến dịp cuối năm là lễ tảo mộ. Đây là một tập tục quan trọng, biến đổi ở từng vùng miền khác nhau. Một số nơi có lễ Chạp hàng năm theo tục của từng dòng tộc. Việc tu bổ mồ mả tổ tiên vào thời gian trước Tết là tập tục hiếu đạo, biểu thị tín niệm về sự thông linh giữa con cháu và các thể hiện tổ tiên quá vãng.

Cùng tảo mộ là tục dẫy mộ vào những ngày cuối năm. Theo lệ, vào một ngày nào đó (thường sau Tết ông Táo), mọi người cùng đi rẫy cỏ, chặt cây, đắp đất tu bồi các mồ mả vô chủ trong địa giới thôn làng. Mọi người cũng góp tiền bạc sắm sửa lễ vật để cúng, lễ chung tại miếu tâm linh. Tu bổ mộ hoang là việc làm thể hiện lòng nhân nghĩa đối với những người có số phận hẩm hiu trong cộng đồng.

Ngày 23 tháng Chạp

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.  Chính vì vậy mà các gia đình sẽ tiến hành tổ chức lễ cúng Táo Quân trong ngày này. 

Ngày 23 tháng Chạp theo cổ nhân là ngày “mở cổng trời”, tức là thời điểm 3 hành tinh Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất ở trên một quỹ đạo. Nếu ông Công ông Táo lên chệch ngày thì “cổng trời” sẽ đóng, chính vì vậy sẽ không thể vào tâu với Ngọc Hoàng. Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này. Thời gian đẹp nhất diễn ra từ tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch đến trưa ngày 23.

Ngày 25 tháng Chạp

Lễ tiễn thần phật là một tập tục quan trọng với cộng đồng người Việt xưa. Lễ này thường được thực hiện vào ngày 25 tháng Chạp, để tiễn thần, Phật đi chầu trời. Lễ này đánh dấu bằng việc vào ngày 25 tháng Chạp, các vị hương chức làm lễ sửa con dấu, ấn, sau đó bỏ vào hộp niêm kín (lễ Niêm ấn hoặc Sắp ấn). Mọi công việc hành chính, xử phạt từ ngày này đến ngày mùng 7 tháng Giêng đều không được tiến hành.

tháng chạp

Ngày 25 tháng Chạp cũng là ngày các tín đồ Phật giáo làm lễ tiễn Phật về chầu trời. Sau khi cúng lễ (lễ vật chay gồm nhang, đèn, trà, quả) là thời gian chư Phật, Bồ Tát đã về cõi thương, nên mọi người tranh thủ lau rửa bàn thờ, giặt giũ màn trướng ở ban thờ Phật, tắm tượng Phật. Người ta không đốt hương, cúng gì cho đến đêm trừ tịch, khi làm lễ thỉnh Phật trở về. Ở Chùa, chư tăng sư cũng tiến hành lễ này và sau đó lau chùi đồ tự khí, bửu điện, hương án, tượng thờ và dọn dẹp tu viện.

Nếu như lễ tiễn thần, phật là nghi thức của cộng đồng, thì lễ Chung niên là nghi thức của từng gia đình. Lễ này được tổ chức từ rằm tháng Chạp đến trước ngày 30 cuối năm. Với các nhà làm nghề thủ công, họ thường làm lễ muộn để cúng tạ tổ sư và gia thần, là dịp để liên hoan giữa thầy và thợ trước khi nghỉ Tết. Những người buôn bán thường làm lễ cúng tạ thần thánh đã phù hộ công việc làm ăn trong suốt năm qua. Theo nghi thức xưa, mỗi lần cúng lễ xong thì chủ nhà sẽ gửi một miếng thịt lợn quay hay một lễ vật nào đó biếu cho con nợ để con nợ biết mình đã làm lễ chung niên, hãy nhanh chóng thanh toán các khoản nợ nần trước ngày cuối năm.

Ngày 29, 30 tháng Chạp

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Đêm cuối cùng của một năm còn được gọi là đêm trừ tịch với ý nghĩa là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng.

Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.

Phong tục tạ mộ ngày tết năm 2020 - Ý nghĩa nhân văn đằng sau tập tục ngàn đời
Phong tục tạ mộ ngày tết năm 2020 - Ý nghĩa nhân văn đằng sau tập tục ngàn đời
Phong tục tạ mộ ngày tết năm 2020 - Ý nghĩa nhân văn đằng sau tập tục ngàn đời

Tảo mộ ngày tết là một phong tục đã có từ lâu, truyền đời từ thế hệ này qua thế hệ khác. Theo dòng chảy của thời gian, con người đi tảo mộ để nhớ về nguồn cội, bày tỏ sự biết ơn đối với tổ tiên. Không chỉ là một phong tục, mà việc tảo mộ nay đã thành nét đẹp văn hóa, nâng cao phẩm chất uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

5 điều kiêng kỵ trong tháng Chạp

Tránh để nhà cửa ẩm ướt, rêu mốc 

Theo tập tục dân gian, ngoài việc không an toàn và mất vệ sinh ra thì nhà bị ẩm ướt, rêu mốc mọc đầy còn là dấu hiệu của tà khí. Chính vì thế, trước khi bước sang năm mới, bạn nên xem lại nhà cửa, chỗ nào cần sửa chữa thì kịp thời sửa sang, tránh để vận xui kéo qua năm mới.

Người ta còn kiêng kị trong tháng Chạp vào viện, dễ mang chướng khí, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu chẳng may đau ốm phải nằm viện thì khi xuất viện về nhà, bạn hãy làm mẹo để bỏ xui rủi lại phía sau. Hãy ghé vào một nơi nào đó thay quần áo mới rồi mới về nhà, những điều xui xẻo sẽ không bám theo bạn về nhà cũng như sang năm mới.

Không chụp ảnh khi vào đền chùa

Chùa là nơi linh thiêng, nhưng cũng là nơi đại từ đại bi, cứu độ chúng sinh, kể cả là những linh hồn cơ nhỡ. Nhà chùa cũng có nhiều buổi lễ sá tội vong nhân, cho nên oan hồn không thể siêu thoát sẽ về chùa nương nhờ cửa Phật.

Dù bận rộn đến đâu cũng nên dành thời gian ra ngoài đi dạo, hít thở khi có ánh nắng mặt trời. Dân gian cho rằng nếu bạn ru rú trong nhà cả ngày thì dương khí sẽ bị suy giảm, âm khí vượng lên. Ánh mặt trời sẽ xua tan âm khí và trợ lực cho dương khí, giúp những chuyện không may bớt xảy ra, những điều may mắn năng ghé tới.

Rằm tháng Chạp nên hạn chế vay mượn, động thổ

Ngày rằm tháng Chạp còn được gọi là ngày Vọng vong, là thời điểm Mặt trăng và Mặt trời gần nhau nhất theo quan niệm dân gian. Các cụ xưa thường dạy trong ngày này phải giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ. Một điều cần chú ý trong ngày rằm đặc biệt cuối cùng của năm này là các bạn không nên vay mượn người khác hoặc động thổ làm nhà.

tháng chạp

Vay tiền vào ngày này có thể trở thành khoản nợ lớn, ảnh hưởng đến vận tài lộc trong năm mới của bạn. Việc kiếm tiền khó khăn trắc trở, làm ăn kém suôn sẻ, may mắn thì ít mà xui xẻo thì nhiều, dễ thua lỗ, tán gia bại sản. Ngoài ra thì việc động thổ, sửa chữa nhà cửa khi Âm Dương biến động sẽ khiến con người dễ dính xui xẻo, mọi chuyện lỡ dở.

Không tranh cãi, gây gổ, đánh nhau

Người ta quan niệm rằng tháng Chạp là lúc ngày cùng tháng tận, nếu trong những ngày này mà tranh cãi với người khác thì dễ ảnh hưởng đến vận trình năm mới, dễ gặp nhiều chuyện phiền phức rắc rối. Ngoài ra, ngày rằm tháng Chạp cũng là lúc mà thần thánh bề trên cùng ông bà tiên tổ về thăm con cháu, có thể nhìn và nghe thấy những điều sai trái chúng ta làm, nếu cố tình gây mâu thuẫn, không giữ hòa khí sẽ bị các đấng bề trên trách phạt.

Thêm vào đó, nóng nảy cãi cọ sẽ khiến cho vận tiểu nhân mạnh thêm mà vận quý nhân càng thêm suy yếu. Gia đình xảy ra nhiều chuyện lục đục, công việc bất thuận gian nan… tốt nhất nên tránh đi là hơn, một điều nhịn là chín điều lành.

Tránh làm vỡ bát đĩa

Trong tháng Chạp, đặc biệt là vào ngày rằm, các cụ xưa cực kì kiêng kị làm vỡ bát đĩa. Theo quan niệm dân gian, những ngày này mà bát đĩa vỡ mẻ là điềm báo xui rủi, kém may mắn. Bát đĩa vỡ còn tượng trưng cho gia đình lục đục, gia đạo bất an, vận xui ập tới, tài lộc tiêu tan. Vẫn biết chẳng ai cố tình đập vỡ bát nhưng tới tháng Chạp, bạn hãy cẩn thận với bát đĩa trên tay mình nhé.

Tin liên quan

Xuân Thư

Xuân Thư

Chào các bạn, tôi là Xuân Thư - Tác giả của những bài viết trên trang Tử vi số. Mong rằng những bài viết của tôi mang thêm nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn.


Cùng Chuyên mục

Những ngôi chùa thiêng nhất Việt Nam phải đến một lần trong đời
Những ngôi chùa thiêng nhất Việt Nam phải đến một lần trong đời
Những ngôi chùa thiêng nhất Việt Nam phải đến một lần trong đời
Bói dân gian

Những chuyến du xuân, hành hương đến vùng đất phật luôn là một nét đẹp văn hóa đã được lưu truyền trải qua hàng nghìn năm văn hiến của người dân Việt, là một đạo lý uống nước nhớ nguồn đã trải qua bao thế hệ. Cùng chúng tôi điểm danh những ngôi chùa, ngôi đền thờ linh thiêng bậc nhất miền bắc mà bạn nên biết và chọn lựa một chuyến du xuân đầy ý nghĩa trong dịp năm mới.

Khám phá bí quyết xua ma đuổi quý hiệu quả nhất mọi thời đại
Khám phá bí quyết xua ma đuổi quý hiệu quả nhất mọi thời đại
Khám phá bí quyết xua ma đuổi quý hiệu quả nhất mọi thời đại
Bói dân gian

Trong cuộc sống của chúng ta, luôn có một số truyền thuyết kỳ lạ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Từ thời xa xưa, chúng ta đã tin vào sự tồn tại của ma và thần và mang đến cho con người rất nhiều nỗi sợ hãi. Trong vấn đề văn hóa dân gian này, chúng ta hãy tìm hiểu bí quyết xua đuổi tà ma để bảo đảm sự an toàn cho bản thân

Bói dân gian: Điềm báo lành dữ - Cẩn thận mất mạng như chơi
Bói dân gian: Điềm báo lành dữ - Cẩn thận mất mạng như chơi
Bói dân gian: Điềm báo lành dữ - Cẩn thận mất mạng như chơi
Bói dân gian

Thiên cơ vẫn có thể lộ, căn bản là ta có nhìn ra được hay không. Việc lành dữ, tốt xấu, may mắn, rủi ro thường có những điềm báo trước. Chúng ta không nên khinh suất trước những sự kiện lạ thường xảy ra xung quanh bạn. Nó có thể là lời mà cố nhân muốn gửi gắm cho bạn. Nhờ vậy mà có thể tránh được nhiều sự cố có thể xảy ra.

Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có phá phách hay không?
Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có phá phách hay không?
Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có phá phách hay không?
Bói dân gian

Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có số phận như thế nào? Đứa trẻ sinh ra trong ngày 15/7 âm ịch hầu hết là là chuyển kiếp của những con quỷ cầm đèn hoa sen. Cho nên những đứa bé này sau này lớn lên đều khó lòng quản giáo, hại khắc cha mẹ. 

Kiêng kỵ cúng rằm nhất định phải nhớ để không phạm húy
Kiêng kỵ cúng rằm nhất định phải nhớ để không phạm húy
Kiêng kỵ cúng rằm nhất định phải nhớ để không phạm húy
Bói dân gian

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là tết Nguyên tiêu, là một lễ cổ truyền của nước ta. Ngày nay cũng được xem là ngày đoàn viên của mọi người, cả nhà cùng nhau quầy quần bên mâm cơm yên ấm hòa hợp. Ngày này cũng có các kiêng kỵ cúng rằm cần ghi nhớ để vừa hợp phong thủy, lại tỏ lòng tôn kính đến thần linh.

Back to top