Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ hai, 16-09-2024

Cây Thanh Lan: Vừa đẹp nhà vừa mang tài lộc đến

Cây Thanh Lan là giống cây cảnh trồng được trong nhà. Thân cây gỗ, dáng thẳng đứng, cùng họ với cây cọ, vì thế lá cũng khá giống cọ, xanh tươi.

Xem thêm

cây thanh lan

Cây Thanh Lan có ý nghĩa gì?

Cây Thanh Lan là một loại cây cảnh phù hợp cho trang trí nội thất nhất là nơi văn phòng. Với vẻ đẹp đơn giản nhưng lại mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, được đa số người ưu tiên lựa chọn.

Tuy được ưa chuộng đến thế nhưng nhiều người vẫn chưa nắm rõ được đặc điểm, cách trồng, cách chăm sóc và cả ý nghĩa đặc biệt của nó. Bài viết dưới đây của Tử Vi Số sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể nhất về loài cây thú vị này.

Đặc trưng cây Thanh Lan

Cây Thanh Lan có tên khoa học là Dracaena Angustifolia, thuộc họ thực vật Asparagaceae. Là loại cây cảnh phù hợp nhất cho môi trường nội thất văn phòng, đặt ở những sảnh lớn rất sang trọng.

Một loài cây tốt về mặt phong thủy, có một sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Cây Thanh Lan tạo ra không khí ôn hòa, mang lại cảm giác an lành, may mắn cho gia chủ.

Đặc điểm hình dáng của cây:

Cây Thanh Lan là giống cây cảnh trồng được trong nhà. Thân cây gỗ, dáng thẳng đứng, cùng họ với cây cọ, vì thế lá cũng khá giống cọ, xanh tươi. Dáng Thanh Lan cao ráo, là cây cảnh trong nhà nên không quá to lớn mà thân cây lại có phần gầy guộc.

Hoa của cây Thanh Lan khi ra dài và buông rủ xuống thành từng chùm, nhìn rất đẹp. Những chùm hoa lớn có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt vô cùng độc đáo và sang chảnh. Do vậy mà nhiều người thích lựa chọn Thanh Lan cho không gian nội thất.

Cây cao khoảng từ 1m đến 2m, có cây lên đến 4m (tùy nơi đặt mà lựa chọn chiều cao cho phù hợp). Đặc biệt có nhiều thân từ gốc mọc lên phát triển thành những cụm lớn, mỗi cụm có 5-7 nhánh nhỏ.

Lá cây Thanh Lan màu xanh đậm, thuôn dài (30-40cm) và dẹt. Độ rộng của lá là 4-5cm, nhọn ở đỉnh và thót lại ở gốc tạo thành cuống. Thường mọc ở ngọn cây, không mọc xung quanh thân, khi rụng thường để lại những đốt cây sần sùi.

Khi lá già vẫn giữ nguyên màu xanh đậm, không vàng úa nên khi sắp rụng, cây vẫn còn giữ nét đẹp riêng.

Ý nghĩa phong thủy của cây Thanh Lan

Nhiều người lựa chọn cây cảnh trồng trong nhà hay tại nơi nội thất văn phòng.

Hầu như mỗi loại cây đều phải có một công dụng hay ý nghĩa phong thủy đặc biệt nào đó. Cây Thanh Lan cũng không ngoại lệ, nó mang lại những công dụng cực kỳ hữu ích và nhiều ý nghĩa cho gia chủ.

Đầu tiên phải kể đến công dụng quan trọng của loài thực vật đẹp đẽ này. Cây Thanh Lan được chọn lựa để trang trí cho nội thất có không gian nhiều ánh sáng hoặc có nhiều kính.

Chúng có tác dụng điều hòa, lọc không khí khá tốt. Loại bỏ các chất độc hại (benzene, formaldehyde, toluene). Diệt một số vi khuẩn có hại cho đường hô hấp đồng thời làm mát, làm ẩm không khí.

Có thể trồng cây ở các chậu có kích thước lớn, trưng bày ở các quầy lễ tân, ở phòng họp có diện tích phù hợp. Nếu đặt cây ở những phòng làm việc có vách ngăn bằng kính, đặt tại sảnh cầu thang có nhiều ánh sáng là điều vô cùng thích hợp.

Đặc biệt là để chậu cây Thanh Lan trong nhà khiến con người có cảm giác thoải mái và trong lành hơn.
Một sức sống mạnh mẽ cũng là ưu điểm nổi bật của loài cây này. Chúng có nguồn gốc từ những vùng núi cao, hấp thụ được “tinh hoa trời đất” nên theo phong thủy chúng có vượng khí rất cao.

Cây Thanh Lan giúp tăng cường khí tốt mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Đặc biệt là sức khỏe, giúp bạn làm việc cũng tốt hơn.

Cây Thanh Lan hợp mệnh nào?

Chọn lựa cây để trang trí trong nhà, nơi làm việc ngoài việc đáp ứng về yếu tố thẩm mỹ, chủ nhân buộc phải cân nhắc cả tới yếu tố phong thủy. Theo đó, vấn đề cây hợp mệnh gì, tuổi nào rất quan trọng. Cây phải thuộc Ngũ hành tương sinh hoặc tương hợp với mệnh, tuổi.

Đối với cây thanh lan thuộc hành Mộc thì người mệnh Hỏa là phù hợp nhất, tiếp đến là mệnh Mộc. Những người mệnh Kim, mệnh Thổ hay Thủy không nên trồng cây thanh lan trong nhà, để ở văn phòng làm việc.

Nếu người mệnh Hỏa và mệnh Mộc trồng cây thanh lan sẽ vượt qua được mọi khó khăn, nghịch cảnh, có nhiều may mắn trong cuộc sống lẫn sự nghiệp.

Cây Thanh Lan hợp với tuổi nào?

Cây Thanh Lan thuộc hành mộc, người tuổi Tuất (1994) cực kỳ hợp với loài cây này. Sống chủ yếu ở vùng núi đá nên hấp thụ nhiều tinh hoa đất trời. Cây còn một sức sống mãnh liệt, chịu đựng nhiều khắc nghiệt của thời tiết, của môi trường sống. Với đặc tính như thế này, cây Thanh Lan mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc với người hợp nó.

Người sở hữu cây sẽ được nhiều sức khỏe, may mắn trong cuộc sống lẫn sự nghiệp thịnh vượng. Với sức sống của cây sẽ tượng trưng cho việc giúp chủ nhân thêm nhiều nghị lực để vượt qua những khó khăn, tạo động lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

Cách chăm sóc cây Thanh Lan

Mặc dù đây là loài cây dễ sống và dễ phát triển. Dễ dàng chăm sóc, chịu được khô hạn và ít bị sâu bệnh. Nhưng để cây Thanh Lan phát triển ổn định thì bạn cần chú ý đến những yếu tố về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và cách bón phân tưới nước.

Ánh sáng và nhiệt độ

Thanh Lan là loài cây ưa sáng nhưng cũng có thể sống trong bóng được. Nên trồng cây ở những nơi có đầy đủ ánh sáng và thoáng khí, nhưng có phần râm mát. Không nên đặt cây ở nơi quá tối (khó quang hợp), cũng như có quá nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp (khô, cháy lá, xấu cây).

Để tăng khả năng quang hợp, bạn nên thực hiện công tác đưa cây ra ngoài sáng nếu trồng trong nhà (1 tuần/2 lần). Đưa ra ngoài vào khoảng sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất. Nếu không thể đem cây ra ngoài, bạn vẫn có thể thắp đèn led cho cây.

Cây cũng không chịu được nhiệt độ xung quanh quá cao. Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là từ 20-28 độ C, đây là nhiệt độ vô cùng hợp lý khi trồng cây ở Việt Nam. Vậy, bạn cần đặt cây trong không gian thoáng mát để tạo điều kiện cho chúng phát triển bình thường.

Tưới nước

Với những cây trồng trong nhà hoặc văn phòng thì chỉ cần tưới 4 ngày một lần. Và nếu trồng ngoài trời thì nên tưới 2 ngày một lần. Mỗi lần tưới nước cần khoảng 0,5-1 lít nước, cần chú ý vào điều kiện không khí khô hay ẩm để điều chỉnh.

Cây Thanh Lan không ưa nhiều nước, chỉ cần cung cấp và duy trì độ ẩm phù hợp cho chúng là được.

Hãy để ý vùng đất dưới gốc cây nếu thấy khô thì nên tưới nước ngay lập tức. Không được để cho cây có hiện tượng khô hoặc chứa nhiều nước trong nhiều ngày.
Bón phân

Cây Thanh Lan thích hợp trồng chung với phân bón. Phân sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bổ sung vào những giai đoạn quan trọng giúp chúng phát triển tốt.

Bón phân thường xuyên, tốt nhất là theo chu kỳ mỗi tháng một lần. Bạn có thể sử dụng phân bón hóa học ( đầu trâu 501) để nạp các chất cần thiết cho cây.

Nếu là loại phân vô cơ, bạn có thể sử dụng loại cân bằng dạng hạt đem tưới cho cây.

Còn phân hữu cơ bạn tự làm bằng cách dùng vỏ trứng, rau củ, vỏ hoa quả bỏ đi, bã cafe. Đem tất cả trộn đều với một chút đất, sau đó cắt nhỏ rồi bón cho cây.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên lau lá Thanh Lan, loại bỏ bụi bẩn. Việc này giúp cây dễ dàng quang hợp, trao đổi chất với hiệu quả tốt nhất. Đồng thời diệt một số vi khuẩn trong môi trường xung quanh.

Các bệnh thường gặp và cách chữa trị cho cây

Với những loài cây cảnh thì không thể tránh khỏi một vài bệnh trong quá trình sống. Với cây Thanh Lan, được cho là loài cây ít sâu bệnh nhưng vẫn có một số bệnh cần chú ý trong quá trình chăm sóc cây. Vì thế bạn cần nắm rõ các bệnh thường gặp cũng như cách chữa trị để cây phát triển tốt nhất.

Bệnh vàng lá, rụng lá

Nguyên nhân: là do thiếu đi ánh sáng hoặc bị nhiễm sâu bệnh. Mặc dù là loài cây chịu bóng nhưng ánh sáng bị thiếu thì cũng không thể nào khiến cây sống tốt được.

Cách khắc phục: đặt cây Thanh Lan ở những nơi có ánh sáng đầy đủ, thích hợp. Thường xuyên phơi nắng cho cây vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu cần thiết hãy thay luôn đất mới cho cây. Nếu vàng lá quá nặng thì nên sử dụng thuốc để chữa trị hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia.

Cây bị mối, mọt đục thân

Nguyên nhân: môi trường sống không được vệ sinh sạch sẽ. Dễ dàng sinh ra sâu bệnh đục thân làm hư cây từ bên trong.

Cách chữa trị: phải dùng thuốc trị sâu bệnh. Cắt tận gốc những thân, cành bị sâu đục nhằm tránh lây lan ra các cành khác. Thường xuyên cung cấp dinh dưỡng để cây phục hồi những cành bị hư tổn.
Cây bị bệnh nhện đỏ

Đây là bệnh thường gặp ở lá Thanh Lan. Nguyên nhân là do những con nhện nhỏ li ti có màu đỏ, bám dày dưới mặt lá. Chúng có thể làm lá suy yếu, khó trao đổi chất, sức khỏe cây giảm sút.
Cách chữa trị: nếu thấy bệnh thì ngay lập tức lau chùi lá sạch sẽ, phun thuốc trừ sâu. Ngoài ra, cũng nên tưới nước, bón phân để cây tăng khả năng đề kháng, phát triển mạnh hơn.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức chung nhất về cây Thanh Lan. Nếu muốn văn phòng, gia đình, bàn làm việc của bạn có không gian đẹp, trong lành hơn thì hãy trồng ngay loài cây này nhé. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ biết thêm một loài Cây phong thủy mới để giúp cho cuộc sống, sự nghiệp của mình gặp nhiều may mắn, tài lộc hơn

Hải Thư

Hải Thư

Chào các bạn, tôi là Hải Thư chuyên gia trong lĩnh vực xem bói tử vi, tác giả về những bài viết trong trên trang web Tử Vi Số. Mong những bài viết của tôi giúp ích và mang thêm nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn.


Cùng Chuyên mục

Back to top