Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ ba, 19-03-2024

Đừng phán xét khi chưa hiểu thấu nỗi đau của người khác

Đừng phán xét khi chưa hiểu thấu nỗi đau của người khác. Ai cũng có những nỗi khổ tâm của riêng mình, bạn sẽ chẳng thể hiểu được nếu chưa từng trải qua chuyện tương tự.

Xem thêm

đừng phán xét

Đức Phật dạy: Ở đời có tám nỗi khổ: sinh, lão, bệnh, tử, chia lìa ái ân, oán tắng hội (oan gia hội ngộ), cầu mà không được, ngũ ấm thạnh khổ (nỗi khổ của Thân và Tâm).

Nhân sinh trên đời phải trải qua gian nan, vất vả. Có nhiều nỗi đau khắc cốt ghi tâm đi cùng năm tháng, người ngoài không thể hiểu và càng không thể lý giải. Vậy nên chúng ta không hiểu nỗi đau của họ thì thôi, càng không được tự ý bình luận về điều đó.

Đừng đổ lỗi khi chưa thấu hiểu

Kinh Niết Bàn có lời tự rằng: “Một đời người hơn sông núi.” Đời người vô thường, duyên phận khó lường. Có người buồn, có người vui, dù là ai thì họ cũng có những khó khăn riêng, dù không hiểu được thì chúng ta cũng không cần tùy tiện lên án.

Tôi đã từng đọc một câu chuyện ngụ ngôn như này: một con heo nhỏ xông vào đồng cỏ và ăn uống với bầy cừu mỗi ngày. Nhưng sau đó, người chăn cừu đã phát hiện ra và lập tức đưa nó ra chợ. Lợn con rống lên và vùng vẫy trong tuyệt vọng, nhưng không thể thoát khỏi bàn tay chắc khỏe của người chăn cừu.

Bầy cừu sốt ruột nói: "Sao phải ầm ĩ như vậy! Chúng ta thường xuyên bị hắn tóm được nhưng chẳng bao giờ phải gào lên như thế!" Heo con tuyệt vọng nói: "Chuyện đó hoàn toàn khác. Anh ta bắt cừu chỉ để lấy lông hoặc sữa. Nhưng hắn bắt tôi là để lấy mạng của tôi!" Điều này khiến cho đàn cừu lập tức im lặng.

Những con cừu không hiểu thử thách sinh tử mà chú heo phải đối mặt, vì vậy chúng chỉ thấy ồn ào. Vị vua Tấn Huệ của Trung Quốc không hiểu cái khổ mà người nghèo phải đối mặt, nên chỉ thắc mắc: "Tại sao không băm thịt mà ăn?"

đừng phán xét

Ngẫm cái sai của mình, đừng bới lỗi của người

Ở đời sợ nhất là không biết được toàn cảnh mà đã mở miệng chỉ trích.

Người Phật tử thường nói: “Vui buồn đều tự mình vượt qua, người khác khó mà hiểu được”. (Bi hỉ tự độ, tha nhân nan ngộ).

Nỗi bi thương của một người chỉ có thể thấu hiểu sau khi họ đã trải qua. Vì vậy, nếu bạn không biết được cái khó của người khác, xin đừng tùy tiện lên án họ. Bởi cuộc sống của họ cũng đâu có dễ dàng? Hãy nhớ rằng, lòng tốt lớn nhất của một con người nằm ở sự hiểu biết.

Đàn Kinh nói với chúng ta: “Người sai nhưng ta cũng sai, ta sai thì ta sẽ tự sửa”.

Một người khôn ngoan thực sự sẽ không moi móc những vấn đề ở người khác. Chúng ta không thể hiểu được nỗi đau của người khác, vì vậy chỉ cần biết lo thân mình, tự kiểm điểm được bản thân là được rồi.

Có một câu chuyện về bát mì nát như sau:

Một cặp vợ chồng già cả đời sống rất hòa thuận, nhưng nếu có một điểm không hài lòng, thì đó là ông lão không thích món mì vợ nấu chút nào, món mì ấy luôn quá nhừ và rất khó ăn.

Một hôm, ông lão quyết định tự tay nấu một tô mì để mở mang tầm mắt cho bà lão. Nấu xong, ông vội vã gọi bà lão tỉnh dậy. Nhưng trái với sự háo hức ấy, bà cụ lọc cọc mãi mới chịu dậy, xong mới chậm rãi nói: "Hôm nay ông sẽ hiểu vì sao một tô mì ngon lại trở thành mì nát". Hóa ra, không phải vì bà lão không biết cách nấu mì, mà là do ông lão hay nằm ngủ nướng quá lâu, gọi mãi mới dậy. Đến lúc đó thì bát mì đã bị trương phình, ăn rất tệ.

Trong cuộc sống cũng vậy, chúng ta luôn chú trọng đến cảm xúc của bản thân nên cứ mù quáng trách cứ sai lầm của nhau, từ đó bỏ qua bức tranh toàn cảnh của sự việc.

Có một câu nói cổ rằng: "Trên thế gian chúng sinh đều là Phật, nhưng tôi chỉ là một người bình thường."

Lòng tốt lớn nhất của một người là không tùy ý đổ lỗi cho người khác. Những người có trình độ càng thấp thì sẽ càng thích bới lỗi của người khác. Người muốn tiến bộ mỗi ngày là phải tự nghiền ngẫm lại cái sai của bản thân mình nằm ở đâu. Vậy nên mà đừng phán xét vội vàng.

đừng phán xét

Đừng bắt người khác phải rộng lượng

Sinh mệnh là một hành trình cô đơn, và không ai có thể thực sự đồng cảm với bạn. Đừng bắt mọi người phải rộng lượng nếu bạn chưa quen họ trước đây; chưa từng kinh qua chuyện của người khác thì cũng đừng tùy tiện đưa ra lời khuyên giải. Thay vào đó hãy giữ cho tâm mình trong sạch, và giữ cho miệng mình luôn nói những lời hay.

Đức Phật nói: "Tất cả chúng sinh đều đau khổ, không ai vạn năng."

Trong biển người này ai mà không khó, trong đám đông kia ai mà không khổ. Dù là khổ hay đau, nếu không xảy ra với mình thì ta sẽ chẳng bao giờ thấu cảm được đối phương. Vì vậy nếu người ta đã không hiểu, đừng cố gắng phải bắt họ hiểu để làm gì.

Có một câu chuyện kể về một người Bà-la-môn được ghi lại trong kinh Phật, rằng sau khi ông bị thương trong một vụ tai nạn, những người hàng xóm lần lượt đến thăm hỏi và động viên. Người này đã mở vết thương của mình ra và kể cho họ về trải nghiệm không may của mình. Với ánh mắt thương hại, mọi người đều thở dài thương cảm, sau đó thì rời đi.

Ngày qua ngày, vết thương của người Bà La Môn không những không thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng, cuối cùng chết vì chữa trị không hiệu quả. Người trong câu chuyện này cũng giống như chúng ta trong cuộc sống, anh ta quá mong muốn người khác hiểu được nỗi đau của mình nên thường xuyên khơi lại nỗi đau ấy, nhưng cuối cùng lại bị phản tác dụng.

Không hiểu cái khổ của người khác, đừng phán xét

Kinh Phật nói: “Với một nghìn người thì có một nghìn cách đau khổ, và nỗi thống khổ của họ đều khác nhau”.

Ai cũng có cuộc sống và nỗi buồn riêng, thật khó mà hiểu được nỗi đau ấy nếu không phải điều đó xảy ra với chính thân mình. Chúng ta không thể hiểu nỗi cay đắng của người khác, cũng như người khác không thể chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của chúng ta.

Do đó, nếu mọi người không biết nỗi buồn của bạn, bạn cũng đừng tự canh cánh mãi trong lòng. Nếu bạn không hiểu khó khăn của người khác, thì đừng phán xét, bắt người ta phải rộng lượng. Thay vào đó hãy tôn trọng điều đó, bớt suy diễn và đánh giá đi. Người trên đời này cũng như những kẻ bất ngờ gặp mưa. Chẳng ai có thể giúp họ khỏi ướt, chỉ có cách tự giúp lấy mình mà thôi.

Nhân sinh luôn có nhiều ranh giới, hãy quan tâm chỉ đủ mức cần thiết, hãy thấu hiểu để không phán xét, hãy tử tế để không làm tổn thương - đó chính là sự bảo vệ và yêu thương lớn nhất giữa người với người!

Bạch Trà

Bạch Trà

Mình là Bạch Trà, là một người có đam mê tìm hiểu sâu về các lĩnh vực Tử vi, Nhân tướng và Phong thủy. Mình hy vọng việc vận dụng những kiến thức này sẽ mang đến thuận lợi và bình an cho bạn!


Cùng Chuyên mục

24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
Tâm hồn

24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân giúp bạn học cách để cuộc sống của mình trở nên tươi sang và luôn tràn đầy niềm vui. Đau khổ giống như một thứ mụn, ta càng để ý càng đau khổ, buông bỏ mới có thể thanh thản hơn.

Back to top