Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ năm, 28-03-2024

Vì sao hòa thượng phải cạo tóc, bậc cao tăng có chấm đen trên đầu?

Vì sao hòa thượng phải cạo tóc? Tại sao lại có nhiều hòa thượng, các bậc cao tăng xuất hiện những chấm đen trên đỉnh đầu? Tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Xem thêm

vì sao hòa thượng phải cạo tóc

Những người xuất gia phàm là những người làm hòa thượng đều phải cạo trọc đầu, được gọi là xuống tóc trong phật giáo. Thế nhưng, tại sao các hòa thượng lại phải cạo tóc thành đầu trọc? Tại sao lại có nhiều hòa thượng, các bậc cao tăng xuất hiện những chấm đen trên đỉnh đầu?

Vì sao hòa thượng phải cạo tóc

Tại vùng biên giới giữa Nepal và Ấn Độ vào thế kỷ 5 TCN có một bộ tộc tên là Sakya (Thích Ca), Thái tử của bộ tộc là Siddhartha Gautama (Tất đạt đa Cồ đàm) đã rời bỏ cung vàng ngọc ngà châu báu để vào núi sâu tu hành. Sau đó 7 năm, Ngài giác ngộ thành Phật (danh hiệu Thích Ca Mâu Ni) và bắt đầu truyền Phật Pháp ở lưu vực sông Hằng, thu nhận một lượng lớn các đồ đệ.

Phật giáo nhìn nhận thế giới này là huyễn tượng, nhân sinh luôn đau khổ trầm luân, chỉ bằng cách đoạn trừ hết thảy phiền não, tu hành thành Phật, mới có thể vượt thoát khỏi luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc vĩnh hằng. Thời gian đầu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp đã tự tay xuống tóc cho Tôn giả Ca Diếp và những người khác, ngụ ý muốn tiếp nhận bọn họ làm đồ đệ của mình.

Về việc các nhà sư cạo tóc, thực ra có ba ý nghĩa trọng đại

Nghĩa thứ nhất

Theo quan điểm của Phật giáo, tóc chính là thứ đại diện cho nhiều phiền não và những thói hư tật xấu của con người cũng bởi người xưa có câu cái răng, cái tóc vốn là gốc con người. Như vậy khi cạo tóc cũng giống như việc các nhà tu hành đã cắt bỏ đi những phiền não và ma tính bên trong của con người.

Các nhà sư luôn phải phấn đấu để trở thành nhân cách đặc biệt hơn những người phàm tục. Và râu tóc được đức Phật ví như là biểu tượng của những người đời phàm tục, của lối sống phàm và cạo râu tóc chính là thông điệp vượt trên lối sống phàm đó.

Nghĩa thứ hai

Cạo tóc cũng chính là hành động loại bỏ đi sự kiêu ngạo cùng tất cả những lo toan của thế tục, toàn tâm toàn ý tu hành theo chánh niệm. Những người cổ đại đều rất coi trọng và nâng niu mái tóc của mình. Bởi họ cho rằng tóc là thân thể do ha mẹ ban cho, cần phải được gìn giữ, không thể làm tổn hại, nếu không thì đây sẽ là bất kính đối với cha mẹ. 

Tuy nhiên, Phật giáo lại yêu cầu những người tu hành phải đoạn dứt loại tình cảm thân quyến này do đó mà việc cạo tóc là cần thiết. Nó cũng biểu tượng quyết tâm của của người theo phật.

Nghĩa thứ ba

Cắt tóc cạo trọc cũng là hình thức là để dễ phân biệt với các giáo phái khác. Tại Ấn Độ vào thời điểm đó có thể nói là giáo phái mọc lên như rừng cho nên việc cạo tóc để đầu trọc có thể giúp người khác nhận ra đó là người tu trong Phật giáo. Do đó mà cạo tóc đã trở thành một nghi thức không thể thiếu trước khi tiến vào cửa đạo Phật.

Khi Phật giáo mới được truyền nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, các loại nghi lễ vẫn chưa phát triển do đó mà chỉ cần người tu hành cạo tóc và mặc quần áo vải thô giống như áo cà sa là đều có thể trở thành hòa thượng. Tuy nhiên, trên đỉnh đầu của  một số hòa thượng lại xuất hiện vết sẹo do chấm hương tạo thành. Đây là dấu hiệu rõ ràng để phân biệt người xuất gia tại Hán địa và bên ngoài.

Cũng vì thế, nhiều người đã nhầm lẫn việc tất cả hòa thượng đều cần phải có chấm hương trên đầu. Hơn nữa một số bộ phim điện ảnh hoặc truyền hình diễn cảnh về thời nhà Đường - Tống trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, cũng xuất hiện các hòa thượng với vết chấm hương trên đầu. Phàm là những người có chút kiến thức lịch sử về Phật giáo đều sẽ cảm thấy buồn cười vô cùng, cũng hiểu được rất nhiều người đã bị hình ảnh hòa thượng trên màn ảnh lừa gạt.

Trên thực tế, vết chấm hương trên đầu các hòa thượng không phải là một nét đặc trưng của Phật giáo và trong giới luật của Phật Pháp cũng không có quy định về vấn đề này. Ngoại trừ các hòa thượng xuất thân là người Hán, thì các tăng nhân thuộc đến từ các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc và trên thế giới là không có vết sẹo này. Ngay cả những người Hán xuất gia trước thời nhà Tống, cũng sẽ không có vết chấm hương trên đầu khi đi tu.

Chấm hương trên đầu các hòa thượng có từ khi nào?

Tập tục chấm hương trên đầu khi cạo trọc đầu xuất gia đi tu được cho là có nguồn gốc từ triều nhà Nguyên của Trung Quốc. Vào thời đó, có vị hòa thượng tên Chí Đức được Hoàng đế Hốt Tất Liệt cực kỳ coi trọng. Để thể hiện lòng thành kính tín ngưỡng của bản thân đối với Phật Pháp, vị hòa thượng này đã dùng hương nóng chấm lên đỉnh đầu, tạo nên nhiều chấm đen. Hành động này của ông lập tức nhận được sự tán thưởng của Hoàng đế Hốt Tất Liệt.

vì sao hòa thượng phải cạo tóc

Sau này trong khi truyền giới, hòa thượng Chí Đức đã đưa ra quy định người thọ giới Sa di sẽ chịu 3 chấm hương, thọ giới Tỳ kheo sẽ phải chịu 12 chấm hương. Đây giống như một lời thề cần phải tuân thủ suốt đời. Theo thời gian, phong tục này càng trở nên thông dụng và được lưu truyền về sau, trở thành một phần biểu trưng cho thân phận.

Thế nhưng nó có thể được coi là một tập tục không tốt bởi vì làm tổn hại thân thể nhưng lại là “đặc sản” của văn hóa Phật giáo ở đất người Hán. Từ đây chúng ta cũng có thể thấy, Phật giáo phát triển đã phát triển đến giai đoạn “tín ngưỡng đại chúng” . Nó có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nhiều so với những “tinh anh văn hóa” được truyền thừa bởi một số ít các nhà tư tưởng Phật học.

Hòa thượng Chí Đức đã “phát minh” ra tập tục chấm hương trên đầu, căn bản không được tính ông là một nhà Phật học. Nhưng phát minh không tốt này của vị hòa thượng này lại được lưu truyền rộng rãi và sâu rộng về sau, mặc dù so với học thuyết của đại sư Huệ Năng hay bất kỳ cao tăng nổi tiếng nào cũng đều không thể sánh bằng.

“Chấm hương trên đầu” của hòa thượng được xem là như một biểu tượng của thân phận và địa vị, cũng là biểu hiện của cấp bậc. Tiểu hòa thượng khi mới vừa cạo tóc, trải qua vài tháng huấn luyện tân sinh thì sẽ được tham gia một bài kiểm tra đơn giản. Sau khi vượt qua bài kiểm tra này, lão hòa thượng trong chùa sẽ dùng cây hương chấm một vết đầu tiên lên đầu. Vết chấm này được gọi là “thanh tâm” mang ý nghĩa vượt qua cửa ải “thanh tâm quả dục”.

Trong vòng một hoặc hai năm tiếp theo, nếu những hòa thượng này thanh tâm quả dục không bị ràng buộc bởi thế tục, chú tâm tụng niệm kinh phật thì sẽ có tư cách nhận được chấm hương thứ hai. Chấm hương này được gọi là “nhạc phúc” với ngụ ý không tận hưởng phúc lành và lạc thú của nhân gian.

Nếu thuận lợi, phần lớn các hòa thượng trong chùa đều có thể có được 5 hoặc 6 chấm hương. Với những trụ trì của các ngôi chùa quan trọng và lớn như Thiếu Lâm Tự Long Phát Đường hay Thanh Chân Quan có thể có 8 hoặc 9 chấm hương của cấp bậc “hòa thượng cao cấp” hoặc “hòa thượng đặc cấp”.

Tuy nhiên, chấm hương thứ 10 thì không phải hòa thượng hay trụ trì nào cũng có khả năng có được, ngoại trừ Đạt Ma sư tổ, lục tổ Huệ Năng ra, thì tổng số những hòa thượng có được 10 chấm hương này không quá con số 5. Chấm hương cũng không nhất thiết ở trên đầu mà có thể ở trên thân chẳng hạn như ở cánh tay.

Tuy nhiên những người chân chính xuất gia kỳ thực cũng không cần phải dựa vào những vết sẹo gây tổn hại thân thể của bản thân để chứng minh bản thân một lòng hướng Phật. Dù sao, mắt Thần như điện, không nơi nào không có Thần Phật, há lại không biết một người đối có lòng tôn kính với Thần Phật hay sao?

Hải Thư

Hải Thư

Chào các bạn, tôi là Hải Thư chuyên gia trong lĩnh vực xem bói tử vi, tác giả về những bài viết trong trên trang web Tử Vi Số. Mong những bài viết của tôi giúp ích và mang thêm nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn.


Cùng Chuyên mục

24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
Tâm hồn

24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân giúp bạn học cách để cuộc sống của mình trở nên tươi sang và luôn tràn đầy niềm vui. Đau khổ giống như một thứ mụn, ta càng để ý càng đau khổ, buông bỏ mới có thể thanh thản hơn.

Back to top