Văn khấn Tết Thanh minh đúng chuẩn để gia tiên luôn phù hộ bình an

14:31 | 28/03/2022
3 / 5 của 3 đánh giá
Văn khấn lễ Thanh minh ngày 3/3 Âm lịch gồm hai bài chính: cúng trong nhà và ngoài mộ phần của tổ tiên. Cùng xem ý nghĩa của tết Thanh minh và tham khảo chi tiết các bài văn khấn trong bài viết dưới đây của Tử Vi Số.

Xem thêm

Ngày lễ Tết Thanh minh không có ngày cố định thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ).

Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.

Tết Thanh minh năm 2022

Tết Thanh minh là gì?

Theo tín ngưỡng thời xưa, tiết Thanh Minh là tiết khí thứ 5 trong số 24 tiết khí của một năm. Đây là giai đoạn chuyển giao từ nôm ẩm ướt sang mát mẻ, không khí trong lành, sạch sẽ, không còn tình trạng mưa phùn ẩm mốc nữa.

Đây chính là ngày đặc biệt quan trọng với tín ngưỡng người Việt, Tết Thanh Minh với lễ Tảo Mộ. Con cháu đến quét dọn, sửa sang lại phần mộ ông bà, tổ tiên cho gọn gàng sạch đẹp và dâng kính lễ vật để tưởng nhớ đến cội nguồn. Đây đã là phong tục từ nhiều năm của dân tộc ta. Dù ai có đi ngược về xuôi đến ngày 3/3 Âm lịch cũng về lại gia đình, cùng nhau sum họp và tảo mộ tổ tiên.

Ý nghĩa của Tết Thanh Minh

Đối với người Việt Nam, Tết Thanh minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi xa làm ăn thì vào ngày này gia đình cùng tụ họp đi tảo mộ sau đó về nhà quây quần bên mâm cơm gia đình. Những ngôi mộ sạch sẽ tươm tất như thay con cháu thể hiện lòng thành kính của mình đối với tổ tiên.

Trong dịp Tết Thanh Minh các khu nghĩa trang thường trở nên đông đúc tấp nập thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” nét văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Dạy con cháu nên biết yêu thương hiếu thảo trân trọng ba mẹ ông bà khi còn sống chứ không phải chờ đến khi họ mất mới tỏ lòng thành kính của mình.

Trong năm 2022, Tết Thanh minh rơi vào thứ ba ngày mùng 5/4/2022 (tức 5/3 âm lịch).

Dưới đây là hai bài văn khấn cúng Thanh minh tại nhà và bài văn khấn ngoài mộ, nghĩa trang đầy đủ nhất:

Văn khấn cúng Thanh minh tại nhà

Gia chủ sửa sang quần áo nghiêm túc, đứng trước hương án, thắp hương, đốt đèn, sau đó khấn:

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…

Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia

Hôm nay là ngày... tháng... năm...

Nay con giữ việc phụng thờ tên là..., tuổi…, sinh tại xã..., huyện..., tỉnh... cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồn xuôi gió, gặp nhiều may mắn.

Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Sau khi đọc xong bài vấn, gia chủ vái ba vái, chờ tuần hương sau đó hóa vàng, hạ mâm lễ để thụ lộc.

Bài văn khấn lễ Thanh Minh ngoài mộ, nghĩa trang

Sắm lễ tảo mộ Thanh Minh thường có: hương đèn, trầu cau, tiền vàng, rượu thịt (chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò nạc độ vài lạng), hoa quả. Ngoài ra tùy theo điều kiện từng gia đình có thể chuẩn bị thêm những thứ khác theo sở thích.

Khi đến nghĩa trang, gia chủ chớ vội làm lễ ở phần mộ tổ tiên gia đình mình mà phải đặt lễ vào chỗ thờ chung và thắp nhang khấn các vị thần linh, thổ địa cai quản khu vực có mộ phần trước.

Trong lễ này, gia chủ cần khấn hai hai bài văn khấn lễ Thanh Minh, một bài khấn Âm phần long mạch, kính cáo với các thần linh cai quản khu vực có đặt phần mộ, và một bài khấn vong linh trước phần mộ nhà mình.

Trước tiên bạn thắp hương tại ban thờ Thần linh, vái 3 vái sau đó niệm Nam mô A Di Đà Phật (3 lần). Tiếp đó, bạn khấn bài khấn Âm phần Long mạch như sau:

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày… tháng… năm Nhâm Dần (đọc ngày tháng âm lịch)

Tín chủ chúng con là:… (đọc tên của bạn)

Ngụ tại: số nhà… phường… quận,… thành phố… (địa chỉ của nhà bạn)

Nhằm tiết thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ngôi mộ của: cụ tứ đại, tam đại hoặc của ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp. Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe, 3 tháng mùa hè, 9 tháng mùa đông đều được mạnh khỏe, tươi tốt, cứng minh chứng giám lòng thành gia đình chúng con.

Sau đó, bạn vái 3 vái, niệm Nam mô A Di Đà Phật 3 lần là hoàn thành phần kính cáo với Thần linh cai quản khu nghĩa trang về việc gia đình bạn sửa sang, tu sửa mộ phần người thân. Tiếp đó, bạn hãy sang sắp lễ cúng bái ở phần mộ của gia đình mình.

Bài văn khấn lễ vong linh tại mộ phần

Tại phần mộ người thân trong gia đình, sau khi sắp mâm lễ vật, bạn cũng thắp hương, niệm Nam mô A Di Đà Phật 3 lần và khấn bài khấn vong linh như sau:

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy hương linh: (đọc tên người dưới phần mộ)

Hôm nay là ngày (đọc ngày âm lịch), nhân tiết Thanh minh, tín chủ chúng con là… ngụ tại số nhà… phường… quận,… thành phố…

Chúng con và toàn thể thành viên trong gia đình nhờ công ơn cao dày của … chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh lai lâm hiến hưởng.

Xem thêm:

Trên đây là văn khấn lễ Thanh minh do Tử Vi Số tổng hợp và sưu tầm, hy vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả trong dịp lễ đầy ý nghĩa này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!

Tử vi số

Kính chào các quý độc giả của kênh Tử Vi Số, đây là trang thông tin chính thức về các lĩnh vực tử vi, nhân tướng, phong thủy và kiến thức nhân sinh.