Kinh Chú Đại Bi tiếng Phạn 10 biến thanh tịnh tâm hồn, phổ độ chúng sinh

15:54 | 14/12/2022
5 / 5 của 2 đánh giá
Kinh Chú Đại Bi tiếng Phạn 10 biến được xem là thần chú của tâm đại bi vô ngại, một thứ tình thương lớn đến nỗi có thể khả dĩ độ tận chúng sanh, đem niềm an vui hạnh phúc đến mọi ngóc ngách lầm than của chúng sanh

Xem thêm

Chú Đại Bi là gì? Đó là câu hỏi mà gần như nhiều người không hề biết vì chỉ nhận được chú để đọc mà không biết về nguồn gốc của nó.

Chú Đại Bi là kinh được rút ra từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Phật Quán Thế Âm, được gọi tắt là Chú Đại Bi. Bộ Chú Đại Bi có 84 câu và 815 chữ.

Trong kinh Phật được chia thành 2 loại là Phần hiển và Phần Mật tức phần kinh và phần câu chú.

Phần hiển là những phần phô ra ý nghĩa và chân lý trong kinh để hành giả hoặc tụng niệm, từ đó thực hiện tu tập, điều này thường được gọi là “Tụng Kinh minh Phật chi lý”,

Ví dụ như Phần hiển của Chú Đại Bi có câu: “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi” đã là phần hiển giải thích công năng cũng như vân dụng của 84 câu chú phía sau. Đồng thời cũng giúp những người trì chú cho đúng.

Nguồn gốc Chú Đại Bi

Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan…

Lý do ra đời Chú Đại Bi

Trong pháp hội này, Bồ tát Quan Thế Âm vì tâm đại bi với chúng sanh nên ngài muốn cho chúng sanh được an vui và được trừ tất cả các bệnh, sống lâu, giàu có. Và ngài cũng cho biết lý do ra đời của Chú Đại Bi:

Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai vì thương chúng sanh nên đã thọ trì tâm chú này để mang đến cho chúng sanh những lợi ích an vui. Lúc bấy giờ, Bồ Tát mới chỉ ở ngôi vị sơ địa nên khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vì vui mừng trước công năng của thần chú nên ngài đã bèn phát đại nguyện: Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra nghìn mắt nghìn tay.

Và ngay lập tức ngài đã được toại ý nguyện. Từ đó hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của vị Bồ Tát mang sứ mệnh cứu nhân độ thế.

Sau đó, kinh Chú Đại Bi được ngài Dà Phạm Đạt Ma là một Thiền sư Ấn Độ du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường dịch và chuyển âm qua tiếng Trung Hoa. Và được Hòa Thượng Thích Thiền Tâm chuyển qua tiếng Việt. Với sự linh ứng quan cả không gian và thời gian, Chú Đại Bi đã được trạn trọng trì tụng trong các khóa lễ với nghi thức tụng chính của các quốc gia có truyền thống Phật giáo Đại Thừa như: Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam,…

Công năng và Oai lực của Chú Đại Bi

Chú Đại bi là một thần chú quảng đại cứu khổ, vô ngại đại bi và viên mãn. Trì chú này sẽ giúp định tâm hướng đến việc tốt, diệt vô lượng tội, có thêm phước đức. Và cũng thường được dùng trong những khoá lễ, các nghi thức tụng niệm của Phật giáo Đại Thừa.

Cửa Phật môn thì có nhiều, vì vậy mỗi người cũng phải trải qua hàng hà sa số kiếp mới có thể hiểu rõ và lãnh hội được những nội dung phong phú trong những bài giảng này. Hơn nữa, Phật pháp còn tuỳ theo căn cơ, duyên nghiệp của mỗi người mới đạt đến sự giác ngộ và đi lên con đường giải thoát nhờ hành giả hoặc được các vị chư Phật, Bồ Tát hoặc minh sư dẫn dắt chỉ bảo để có thể đi trên con đường tu tập đúng đắn.

Công năng của Chú Đại Bi xuất phát từ phát nguyện của Quan Thế Âm mong muốn khi chúng sinh nào tụng trì chú sẽ không còn bị đoạ vào đường ác, sinh về cõi Phật… Những người đã phạt phải Thập ác ngũ ngịch và nhiều những việc ác khác sẽ được tiêu trì khi niệm chú. Vì khi niệm chú này được 10 phương chư Phật chứng minh, nên tội chướng đều được độ trì và tiêu diệt.

Công năng của Chú Đại Bi với người thường

Cũng có rất nhiều pháp môn tu học khác như như: Tịnh Độ, Mật Tông, Thiền Định. Bởi vậy, công năng của Chú Đại Bi cũng tuỳ thuộc vào từng môn Tu khác nhau.

Bởi vậy, bất cứ ai khi trì tụng Chú Đại Bi với tất cả tâm thành thì cũng sẽ đạt được những điềuu mong cầu. Trong đó bởi vì oai lực của chú sẽ rộng khắp trong cõi giục giới. Con người dù ở cõi nào cũng mong cầu được an lạc, hạnh phúc và có cuộc sống lâu dài như Quan Thế Âm mong muốn.

Một trong những công năng được nhiều người biết đến là Cứu Khổ. Bởi trong những lúc chúng ta lâm vào cảnh hoạn nạn, cùng khổ, đau thương, tuyệt vọng và bi đát nhất, lúc mà con người ta không còn lối thoát và chỉ có một niềm tin vào Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhờ thần Chú Đại Bi, sẽ giúp con người vượt qua những cảnh khổ và tìm đến nơi an lạc, hạnh phúc.

Đạo Phật có giáo lý rằng mọi việc xảy trong cuộc đời này không phải là điều ngẫu nhiên. Bởi vậy, để chúng ta có thể thoát khỏi những cảnh khổ đó thì phải hiểu được tại sao mà mình lại rơi vào nó, trong khi người khác lại không. Tất cả những đau thương bất hạnh, bệnh hoạn, nghèo hèn hay gông cùm tù tội trong kiếp sống này đều có thể là do chính mình gây nên từ bao kiếp trước, và giờ là lúc phải trả.

Chú Đại Bi còn gọi là Diệt Ác Thú, đây cũng là một trong những công năng mà một người sẵn mang tâm từ bi sẽ không khỏi sinh lòng nghi ngại, phải yêu thương muôn loài. Muốn hiểu được công năng Diệt Ác Thú thì phải đặt mình vào hoàn cảnh sống của những người đã sống tại những nơi rừng cao, núi thẳm nơi đầy rẫy những mối nguy như hòm beo, rắn rết đe doạ cuộc sống hàng ngày.

Điều này cũng không phải khẳng định rằng, cứ niệm Chú Đại Bi là mọi loại thú sẽ lăn ra chết mà việc trong tâm chúng ta tâm niệm thì sẽ phát ra một nguồn năng lực mà mọi loài ác thú đều tránh xa.

Công năng của Chú Đại Bi đối với người tu tập

Với những người tu tập, Chú Đại Bi giúp những người quyết chí đi trên con đường tu tập thì sẽ hai công năng quan trọng nhất là Tuỳ tâm tự tại và Siêu tốc Thượng địa.

Công năng Tuỳ tâm tự tại đối với những người tu tập đang gặp những khó khăn trong Thiền định do tâm loạn, không an trụ, hơn nữa còn hoang mang và hoảng hốt nên tâm không định để hành thiền. Sử dụng nhiều phương pháp mà không hiệu quả thì Chú Đại Bi sẽ là phương tiện hiệu quả để giải phóng tâm thức khỏi những âu lo, vọng động để bước vào cảnh giới thiền một cách nhanh chóng và rốt ráo.

Nhờ việc định thiền tốt mà công việc tu tập cũng sẽ thăng lên. Từ đó mà sẽ đưa họ thăng tiến nhanh chóng vào nấc thang kế của quá trình tu tập. Vấn đề nhanh hay chậm còn do duyên nghiệp và ngộ đạo của mỗi người. Có thể như Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thì chỉ nghe một lần đã từ ngôi sơ địa lên bát địa.

Cũng chính vì lí do đó mà Chú Đại Bi còn được gọi là Quảng-Đại Viên-Mãn Vô-Ngại Đại-Bi-Tâm Đà-Ra-Ni. Khi Phật tử niệm chú thì phải xuất phát từ tinh tấn, chí thành, lễ nghi và tin tưởng vào lòng yêu thương chúng sinh, giữ đúng lễ nghi. Tin tưởng vào khả năng hành giả có thể hành trì, thiền định và năng lực định tâm để đạt đến an lạc, hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Đồng thời, từ đó từng bước đến giải thoát và giác ngộ.

Chú Đại Bi còn có tên gọi khác là gì?

Kinh Chú Đại Bi còn có những tên gọi khác như: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni.

Độ phổ biến của Chú Đại Bi ở mức nào?

Lý do gì khiến Chú Đại Bi trở nên phổ biến? Độ phổ biến của Kinh Chú Đại Bi có lẽ chỉ sau Om Mani Padme Hum. 84 câu trì chú là một con số đẹp trong đạo Phật.

Dù là dạng thần chú tương đối dài nhưng nó được tụng niệm bởi nhiều Phật tử nhiệt thành của Đức Phật để thể hiện lòng bi mẫn với tất cả chúng sinh.

Kinh Chú Đại Bi phổ biến là vì nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, thể hiện lòng từ bi vô lượng của chư Phật và Bồ tát dành cho tất cả chúng sinh. Đó chính là cốt lõi của sứ mệnh từ bi của Bồ tát.

Những lợi ích trước mắt, như được giảng dạy trong kinh điển là tịnh hóa nghiệp xấu, thanh lọc, chữa lành và bảo vệ. Với lòng từ bi độ lượng, Chú Đại Bi có thể làm giảm những đau khổ và khó khăn của mọi giống loài trên hành tinh này.

Chú Đại Bi có hình dạng và tướng mạo gì?

Chú Đại Bi còn được biết đến là thần chú, chân ngôn hay mật ngôn của các chư Phật, Bồ Tát. Những mật ngôn này được phái Mật Tông sử dụng như một mật mã để chuyển âm lời cầu nguyện đến chư Phật và Bồ Tát.

Hình dáng Chú Đại Bi

Hình dáng của Chú Đại Bi chúng ta chỉ hình dung ra được khi biết được năng lực và oai lực đầy đủ. Do Chú và những lời nói nhiệm màu, bí mật mà chư Phật, Bồ tát khó có thể lãnh hội được nội dung cũng như ý nghĩa.

Đặc tính của Bồ Tát Quan Thế Âm được giải thích rõ ràng trong lời thỉnh cầu của Đại Phạm Thiên Vương gồm: Tâm Đại Từ Bi, Tâm Chẳng Nhiễm Trước, Tâm Khiêm Nhường, Tâm Bình Đẳng, Tâm Không Chấp Giữ, Tâm Cung Kính, Tâm Vô Vi, Tâm Không Quán, Tâm không Tạp Loạn, Tâm Vô Thượng Bồ Đề…

Chỉ khi hiểu rõ về những vấn đề này sẽ giúp bạn hình dung được hình dáng của Chú Đại Bi.

Tướng mạo của Chú Đại Bi

Với điều này thì có thể những hành giả đang tu tập thì có thể nương vào những thần lực của Chú Đại Bi như một khả năng chuyên chở màu nhiệm để hoà nhập bản thể và chân tâm đạt đến cảnh giới của Niết Bàn. Chân tâm vốn là Phật tính đợc hiện hữu trong mỗi con người. Chú Đại bi như một con đường tắt để hành trình tu tập hướng đến những nấc thang cao hơn.

Trì Chú Đại Bi sẽ làm vỡ ra những mảng nghiệp chướng, tội ác đã đeo đẳng mỗi người từ bao đời và bùng lên giữa đêm dài tăm tối và giúp con người tỏ ngộ chân tâm. Tuy nhiên, mỗi tướng mạo của Chú Đại Bi có thể là một lục lớn về Thiền Quán cho mỗi hành giả khi hành thiền và là mục tiêu vươn tới trong hành trình tu tập trong tương lai.

Tâm không quán đây là hành giả để sẵn sàng thêm một bước để giác ngộ và giải thoát. Tóm lại, khi thấy tướng mạo của Chú Đại Bi, mỗi khi trì tụng, hành giả đều phải phát tâm bồ đề rộng lớn, bình đẳng với chúng sinh. Vì thế khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ mau chóng đạt đến kết quả tốt trong Thiền định và tu hành.

Trì tụng Chú Đại Bi đúng pháp

Chuẩn bị tinh thần, tư tưởng trước khi trì tụng Chú Đại Bi

Khi trì niệm Chú Đại Bi, bạn cần phải chuẩn bị tư tưởng thoải mái, thanh tịnh. Tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục nghiêm trang, không nên để cho trong người có mùi hôi.

Bàn thờ trì tụng Chú Đại Bi

Hành giả nên có một phòng riêng yên tĩnh thờ Bồ Tát ngàn tay, ngàn mắt. Nếu không có thì có thể sử dụng bất cứ tượng Bồ Tát Quán Thế Âm nào. Tuy không bắt buộc, nhưng trên bàn thời nên có trái cây, hoa tươi, lư hương để cắm nhang và nước cúng. Nên để đèn sáng mỗi khi hành lễ.

Cách thức ngồi, lạy khi tụng kinh Chú Đại Bi

Mỗi người nên có một tọa cụ hoặc đơn giản là một cái khăn bông sạch xếp lại làm chỗ tọa thiền. Hành giả nên ngồi theo cách thức kiết già nhưng nếu khó quá thì có thể ngồi theo hình thức bán già (ngồi xếp vằng, chân trái gác lên chân phải hoặc ngược lại). Bàn tay mặt để lên bàn tay trái, lòng bàn tay hướng lên trên và hai đầu ngón cái đụng vào nhau.

Lạy là nghi thức biểu lộ sự cung kính, tôn trọng. Tuy nhiên lối lạy cũ theo cách thức của người Trung Hoa rất nhiều điểm bất tiện, việc đứng lên quỳ xuống gây ra những tiếng động của cử chỉ và quần áo sẽ làm mất đi sự trang nghiêm.

Khi tụng niệm Kinh Chú Đại Bi ta có thể lạy theo một cách tương đối đơn giản là cứ ngồi theo tư thế hành thiền, khi lạy chỉ cần cúi gập đầu về phía trước và giữ tư thế này trong một khoảng thời gian đủ để niệm câu “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”, xong ngồi thẳng dậy.

Cách thức trì tụng Chú Đại Bi

Tụng kinh Phật nói chung và Chú Đại Bi nói riêng đều có nhiều cách, mỗi người có thể tự chọn cho mình cách niệm phù hợp nhất. Nếu mới bắt đầu tụng hoặc ở nơi có nhiều người cùng trì tụng thì nên tụng thành tiếng to rõ ràng. Âm thanh phát ra như vừa để nhắc nhở bản thân mình chuyên tâm vào bài kinh, đánh thức tâm ý bồ đề của bản thân và những người xung quanh.

Với những người đã quen trì niệm thì có thể niệm bằng ý nghĩ, dù không phát ra tiếng nhưng trong đầu nhất mực hướng tới bài chú. Cách niệm này không dễ, nhất là đối với những người mới tụng, chưa thuộc kinh sẽ rất dễ bị mất tập trung. Chỉ những người tu tập lâu năm, có quá trình dưỡng rèn mới có thể đạt được.

Dù tụng niệm Kinh Chú Đại Bi theo cách nào thì quan trọng nhất là phải có lòng hướng Phật, chăm chú vào từng câu mà ngộ ra chân lý cuộc đời và ứng chúng vào chính bản thân mình.

Bất cứ ai niệm kinh Chú Đại Bi với tất cả tâm thành đều sẽ được tăng công đức, diệt nghiệp chướng, thành tựu thiện căn, tiêu tan sự sợ hãi.

 

Ý nghĩa và tác dụng của kinh Chú Đại Bi

Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sinh, muốn cho chúng sinh được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu mà nói ra Thần Chú này. Trong kinh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng:

“Bạch đức Thế Tôn, tôi có Chú Đại Bi tâm đà ra ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa.”, rồi sau đó đọc Chú Đại Bi.

Bồ Tát thuyết chú xong, cõi đất sáu phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, mười phương chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc. Tất cả chúng hội đều được quả chứng.

Nói dễ hiểu hơn thì khi trì niệm lời Kinh Chú Đại Bi tiếng Phạn 10 biến nói riêng và các bài kinh khác nói chung sẽ giúp hóa giải chướng nghiệp, tiêu trừ ác duyên, nhận được phước đức và chết thì sinh Cực Lạc… nếu biết trì niệm một cách thành tâm và luôn hướng Phật, hướng thiện. Ngoài ra, trì niệm Chú Đại Bi còn là một cách giúp tâm thanh tịnh, đoạn trừ phiền não. Khi tâm thanh tịnh sẽ tạo ra thế giới bình “tướng tự tâm sanh”, mây tan thì ắt trăng sẽ tỏa sáng.

Trên đây là Kinh Chú Đại Bi tiếng Phạn 10 biến. Nguyện cho tất cả hành giả trì tụng chú đại bi được Chư Phật, Bồ Tát gia hộ, tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ và ngày càng tinh tấn trên con đường tu hành. Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Khả Duyên

Mình là Khả Duyên, một người có đam mê và nhiệt huyết tìm hiểu về tử vi số học. Với những kiến thức được học hỏi, hy vọng sẽ gửi tới bạn đọc nhiều thông tin hữu ích trong đời sống.