Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ bảy, 27-04-2024

10 phong tục khai vận tháng Chạp nhất định phải xem, để nghênh đón một năm cát tường hòa thuận!

Tháng 12 cuối năm chính là lúc chuẩn bị nghênh đón khúc nhạc xuân mang tên Tết âm lịch. Khoảng thời gian này chính là lúc người Việt Nam tái hiện lại những truyền thống xưa cũ của cha ông ta. Đồng thời, đây cũng là thời điểm để chúc phúc và cầu phúc. Cùng Tuviso.com tìm hiểu 10 phong tục khai vận vào tháng chạp dưới đây, để chuẩn bị cho một năm mới an khang nhé!

Xem thêm

tháng chạp

Vào tháng chạp chính là lúc chuẩn bị nghênh đón khúc nhạc xuân mang tên Tết âm lịch. Khoảng thời gian này là lúc người Việt Nam tái hiện lại những truyền thống xưa cũ của cha ông ta. Đồng thời, đây cũng là thời điểm để chúc phúc và cầu phúc. Cùng Tuviso.com tìm hiểu 10 phong tục khai vận dưới đây, để chuẩn bị cho một năm mới an khang nhé!

10 phong tục khai vận tháng Chạp

Vào thời cổ đại, có phong tục khai vận đó là “cắn hạt” tiêu tai vào ngày đầu tiên của tháng mười hai âm lịch. Ăn bỏng ngô, hạt dưa , đậu phộng, đậu nành, đậu nành và các thực phẩm khác trong ngày. Các cụ già cho rằng, đây là tập tục giúp tiêu trừ tai họa, rước phúc lộc về nhà. Hành động cắn này được xem như là một cách cắn bỏ, dứt khỏi điềm xui xẻo. Xua đuổi bệnh tật cho cả gia đình.

Mùng 1 và ngày 15 thắp hương cúng tổ tiên. Điều này sẽ giúp mang đến vận khí tốt cho đầu năm. Thời gian này nếu có thể đi chùa chiền bái Phật cũng rất tốt. Đây là cơ duyên để nhiều người có thể tiếp xúc thêm với tư tưởng Phật giáo. Giúp tu tâm tích đức, mang đến sự an lành, thanh tịnh cho tâm hồn. Nếu vào những ngày này, mọi người ăn chay, phóng sinh và dâng hương cầu phúc sẽ thu hút được vận khí rất tốt.

tháng chạp

Ăn cháo vào mùng 8 tháng chạp. Có người cho rằng, tập tục này có xuất xứ từ bên Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa đề xướng. Do không đành lòng khi chứng kiến chúng sinh chịu đựng sự thống khổ của sinh lão bệnh tử, Ngài bỏ ngôi vua và xuất gia tìm con đường để giải thoát chúng sinh. Sau 6 năm chịu khổ hạnh, Ngài ngộ đạo thành Phật vào mùng 8/12, dưới gốc cây bồ đề. Từ đó, để ghi nhớ công ơn của Phật, đệ tử thường dùng ngũ cốc hoa màu để cúng vào ngày này. Mọi người cũng cúng bằng cháo và ăn cháo vào hôm nay. Cho rằng làm như thế sẽ được Phật tổ phù hộ. Tăng phúc tăng tuệ, cát tường bình an.

Cúng ông Táo vào ngày 23. Đây cũng là một phong tục khai vận rất quen thuộc vào tháng chạp. Nó giúp cho nông dân được mùa, gia đình bình an. Ngày này, người Việt ta thường quét tước phòng bếp sạch sẽ. Rồi dùng hoa tươi quả ngọ để cúng tặng ông Táo, với niềm mong mỏi đủ cơm ăn áo mặc, mùa màng tươi tốt, gia đình yên vui. Sau khi cúng tiễn Táo quân vào ngày 23, đến đem 30 lại đón ông về với ngụ ý đón chờ vận may.

Ngày 24 tháng chạp quét dọn nhà cửa. Theo Xem bói dân gian, việc này có tác dụng đẩy hung vận cùng những rủi ro ra khỏi cửa nhà. Vừa là để đón chào những niềm vui mới vào nhà. Điều này ở trong Phật giáo có ý nghĩa là tẩy rửa bụi trần trong tâm, thanh tẩy tâm hồn. Có câu:”Thân là cây bồ đề, tâm như đài gương sáng, nếu lau chăm chỉ sẽ phủi sạch bụi trần ai”. Do đó mà nội tâm thêm thanh tịnh, giải trừ được tham sân si.

Ngày 26, 27 tháng chạp, mọi người tập trung tắm rửa và giặt quần áo. Theo tập tục, điều này có ý nghĩa thanh tẩy thân thể, xóa bỏ hung vận, phúc lộc song toàn.

Ngày 28 tháng chạp treo tranh tết. Ở ta hay treo tranh tứ quý để trang trí nhà cửa. Thời nay đã ít hơn, nhưng thời xưa hầu như nhà nào cũng sẽ có một đôi câu đối đỏ treo trang trọng ở hai bên bàn thờ. Mọi người đặt cành đào vừa mang tác dụng trang trí, vừa có ý dùng gỗ đào để trừ tà khí. Từ hồi rất xưa, ông cha ta còn dùng loại bùa tên là bùa đào, nghĩa là viết chữ lên gỗ đào. Về sau thay bằng lá thiếp đỏ để viết câu đối xuân.

Ngày 29 tháng chạp đi viếng mộ tổ tiên. Có câu “uống nước nhớ nguồn”. Bất cứ một gia đình nào cũng đều xem trọng nét truyền thống này của người Việt Nam xưa. Đây là một cách để ghi nhớ công ơn của cha mẹ ông bà, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.

Ngày 30 Tết thắp hương cúng tổ tiên, làm cơm tất niên, đón giao thừa. Cả nhà đoàn tụ, hạnh phúc mỹ mãn. Hầu như nhà nào cũng chung một quy trình như vậy. Nhà nhà tiễn năm cũ với những điều không hay đi để đón một năm mới nhiều phúc lành. Tập tục đón giao thừa vừa thể hiện cảm xúc bùi ngùi lưu luyến với những năm tháng đã qua. Cũng vừa mang ý nghĩa tiến tới đón một năm tốt đẹp, vạn sự như ý!

Minh Thuỳ

Minh Thuỳ

Tôi là Minh Thùy - Chuyên gia phân tích và đọc các lá bài tử vi. Với những kiến thức mình có được và chia sẻ lại, hy vọng sẽ gửi tới quý độc giả thông tin hữu ích về tử vi trọn đời.


Cùng Chuyên mục

Xem bói hung cát trọn đời người tuổi Thìn: Cẩn thận năm bản mệnh
Xem bói hung cát trọn đời người tuổi Thìn: Cẩn thận năm bản mệnh
Xem bói hung cát trọn đời người tuổi Thìn: Cẩn thận năm bản mệnh
Xem bói

Xem bói hung cát trọn đời người tuổi Thìn gặp năm Mão nhất là vào những tháng 2 âm lịch luôn có nhiều khó khăn trong công việc, xích với đồng nghiệp, bạn bè. Nên tránh việc tranh cãi đến thấp nhất có thể, nếu không sẽ mang đến những ảnh hưởng xấu đến công việc.

Back to top