Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ năm, 25-04-2024

Ý nghĩa lễ Tất niên cuối năm, dấu hiệu bước sang năm mới

Tất niên còn gọi là lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Cùng Tuviso tìm hiểu ý nghĩa lễ Tất niên cuối năm nhé.

Xem thêm

ý nghĩa lễ tất niên

Tất niên

Ý nghĩa lễ tất niên hay cúng Tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Tất niên có thể là một bữa tiệc Tất niên, liên hoan cuối năm để bước sang năm mới (Tết Tây) và là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên. Đây là ngày các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán ở mỗi vùng, việc cúng tất niên có thể được gia chủ mời thêm bạn bè và người thân đến dự.

Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự. Tất niên là lúc mọi người quây quần bên nhau và bên những món thức ăn và cùng chào đón năm mới, giao thừa là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, nó mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam.

Ý nghĩa lễ Tất niên cuối năm

Tất niên còn gọi là lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

“Tất” có nghĩa là xong, là hết, còn “niên” có nghĩa là năm. Như vậy, “Tất niên” là kết thúc một năm cũ và bắt đầu chuẩn bị bước sang năm mới. Tất Niên của nước ta rơi vào ngày 29, 30 tháng Chạp Âm lịch hàng năm.

Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúm và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.

Cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết.

Ý nghĩa Lễ cúng Tất niên là một lễ truyền thống nhưng lễ vật cúng không cần phải quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh… đã gia hộ bình an trong một năm qua.

Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng trời, đất ở khoảng sân trước nhà.

Mâm lễ cúng Tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng mà thịnh soạn hay thanh đạm. Thế nhưng, một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt Nam gồm: hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng… được bầy biện trang nghiêm.

Bên cạnh đó, thức ăn trong Tất niên cũng phần nào nói lên sở thích của từng vùng miền ở đất nước ta. Hầu như tiệc Tất niên của người miền Bắc đều có gà luộc lá chanh và giò thủ. Người miền Nam thường có tôm khô, củ kiệu, thịt kho nước dừa ăn chung với dưa giá.

Ngoài ra, việc sắm dọn bàn thờ cúng cuối năm thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà. Tuỳ theo truyền thống tín ngưỡng từng nhà mà chọn cách trang trí và sắp đặt bàn thờ cho phù hợp. Trước hết là hương và đèn, hương tượng trưng cho tinh tú, sự nối kết giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời.

Vì Tất niên luôn có ý nghĩa tích cực trong đời sống của người Việt Nam ta nên phần lớn các công ty, xí nghiệp, thương nghiệp, hội đoàn thường tổ chức tiệc Tất niên vào buổi chiều hay buổi tối cuối năm để ăn mừng công việc, những dự án thành công, sự phát triển, tăng trưởng của công ty trong năm vừa qua, đồng thời, chào đón năm mới đang đến gần.

Chính vì thế, đối với dân công sở, tiệc Tất niên còn là cơ hội để bạn gặp gỡ, giao lưu với các đồng nghiệp, nhất là những đồng nghiệp ở phòng khác rất ít khi gặp mặt. Nhân dịp này, bạn hãy dành tặng cho đồng nghiệp của mình những cái bắt tay những cái ôm siết hay những lời chúc may mắn trong năm mới nhé…

Đặc điểm

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.

Mâm lễ cúng Tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng có thể thịnh soạn hay thanh đạm, tuy nhiên một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt Nam gồm: hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, cỗ mặn được bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

Sắp dọn bàn thờ Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng và hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng. Phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khủy và vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới.

Vì Tất niên luôn có ý nghĩa tích cực trong đời sống của người Việt Nam ta nên phần lớn các công ty, xí nghiệp, thương nghiệp, hội đoàn thường tổ chức tiệc Tất niên vào buổi chiều hay buổi tối cuối năm để ăn mừng công việc, những dự án thành công, sự phát triển, tăng trưởng của công ty trong năm vừa qua, đồng thời, chào đón năm mới đang đến gần. Chính vì thế, đối với dân kinh doanh hay công sở, tiệc Tất niên còn là cơ hội để bạn gặp gỡ, giao lưu với các đồng nghiệp, nhất là những đồng nghiệp ở phòng khác rất ít khi gặp mặt.

 

Tử vi số

Tử vi số

Kính chào các quý độc giả của kênh Tử Vi Số, đây là trang thông tin chính thức về các lĩnh vực tử vi, nhân tướng, phong thủy và kiến thức nhân sinh.


Cùng Chuyên mục

Những ngôi chùa thiêng nhất Việt Nam phải đến một lần trong đời
Những ngôi chùa thiêng nhất Việt Nam phải đến một lần trong đời
Những ngôi chùa thiêng nhất Việt Nam phải đến một lần trong đời
Bói dân gian

Những chuyến du xuân, hành hương đến vùng đất phật luôn là một nét đẹp văn hóa đã được lưu truyền trải qua hàng nghìn năm văn hiến của người dân Việt, là một đạo lý uống nước nhớ nguồn đã trải qua bao thế hệ. Cùng chúng tôi điểm danh những ngôi chùa, ngôi đền thờ linh thiêng bậc nhất miền bắc mà bạn nên biết và chọn lựa một chuyến du xuân đầy ý nghĩa trong dịp năm mới.

Khám phá bí quyết xua ma đuổi quý hiệu quả nhất mọi thời đại
Khám phá bí quyết xua ma đuổi quý hiệu quả nhất mọi thời đại
Khám phá bí quyết xua ma đuổi quý hiệu quả nhất mọi thời đại
Bói dân gian

Trong cuộc sống của chúng ta, luôn có một số truyền thuyết kỳ lạ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Từ thời xa xưa, chúng ta đã tin vào sự tồn tại của ma và thần và mang đến cho con người rất nhiều nỗi sợ hãi. Trong vấn đề văn hóa dân gian này, chúng ta hãy tìm hiểu bí quyết xua đuổi tà ma để bảo đảm sự an toàn cho bản thân

Bói dân gian: Điềm báo lành dữ - Cẩn thận mất mạng như chơi
Bói dân gian: Điềm báo lành dữ - Cẩn thận mất mạng như chơi
Bói dân gian: Điềm báo lành dữ - Cẩn thận mất mạng như chơi
Bói dân gian

Thiên cơ vẫn có thể lộ, căn bản là ta có nhìn ra được hay không. Việc lành dữ, tốt xấu, may mắn, rủi ro thường có những điềm báo trước. Chúng ta không nên khinh suất trước những sự kiện lạ thường xảy ra xung quanh bạn. Nó có thể là lời mà cố nhân muốn gửi gắm cho bạn. Nhờ vậy mà có thể tránh được nhiều sự cố có thể xảy ra.

Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có phá phách hay không?
Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có phá phách hay không?
Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có phá phách hay không?
Bói dân gian

Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có số phận như thế nào? Đứa trẻ sinh ra trong ngày 15/7 âm ịch hầu hết là là chuyển kiếp của những con quỷ cầm đèn hoa sen. Cho nên những đứa bé này sau này lớn lên đều khó lòng quản giáo, hại khắc cha mẹ. 

Kiêng kỵ cúng rằm nhất định phải nhớ để không phạm húy
Kiêng kỵ cúng rằm nhất định phải nhớ để không phạm húy
Kiêng kỵ cúng rằm nhất định phải nhớ để không phạm húy
Bói dân gian

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là tết Nguyên tiêu, là một lễ cổ truyền của nước ta. Ngày nay cũng được xem là ngày đoàn viên của mọi người, cả nhà cùng nhau quầy quần bên mâm cơm yên ấm hòa hợp. Ngày này cũng có các kiêng kỵ cúng rằm cần ghi nhớ để vừa hợp phong thủy, lại tỏ lòng tôn kính đến thần linh.

Back to top