Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ năm, 18-04-2024

Văn khấn Yên Tử – Huyền bí Chùa Đồng linh thiêng

Yên Tử được xem là một trong những trung tâm Phật giáo được xây dựng qua nhiều thời đại nhà Trần, Lê, Nguyên với kiến trúc cổ kính và lâu đời. Ở đây không chỉ hùng vĩ, linh thiêng mà còn hưởng khí trời xanh bao phủ nên hàng năm được rất nhiều con dân dâng lễ cầu may. Dưới đây là bài văn khấn Yên Tử cho du khách mỗi dịp đến chùa hành hương?

Xem thêm

Sự tích chùa Đồng Yên Tử

Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của thời đại lịch sử. Ngày nay những di tích còn lại tại Yên Tử là 11 ngôi chùa với hàng trăm tháp, bia, tượng hội tụ đầy đủ những phong cách kiến trúc nổi bật của thời đại. Danh thắng này gắn liền với đời vua Trần Nhân Tông khi ông quyết định nhường ngôi vua để tu hành.

Chùa Đồng Yên Tử là nơi ngự trị của Phật Tổ, nơi đây thờ vong Phật Tổ Như Lai nước Thiên Trúc, tiền kiếp là phật Thích Ca Mâu Ni. Khi bạn đặt chân lên tới đỉnh núi Yên Tử nhìn 4 phương trời bao quanh bởi núi non trùng điệp, mây trời và cảnh đẹp hùng vĩ. Nơi đây đã thu hút hàng triệu người đi dâng hương mỗi dịp lễ.

Chùa Đồng còn là nơi con dân cầu viện thêm sinh lực cho cuộc đời. Được các tín đồ, phật tử đặt niềm tin vào sự linh ứng rất cao bởi sự hùng vĩ và linh thiêng trên mảnh đất này.

Lễ hội chùa Yên Tử

Ca dao xưa đã nói:

“Trăm năm tích đức tu hành
Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu”

Điều đặc biệt hấp dẫn nhiều du khách đến đây là các miếu, am, tháp thoát ẩn thoát hiện trong rừng núi. Khi du khách mệt mỏi, cuồng chân thì lại hiện ra một di tích. Thế là bao nhiêu mệt mỏi đều được tan biến bởi những khám phá bất ngờ đó.

Đi hội Yên Tử bạn phải trải qua hành trình đầy gian lao và vất vả bởi quãng đường hơn 6000m lên đến đỉnh núi chùa Đồng. Cho nên đi Yên Tử thực sự là cuộc hành hương về cửa Phật tuyệt vời, gian nan.
Lễ hội Chùa Đồng Yên Tử được diễn ra thường niên từ tháng Một đến tháng Ba âm lịch, ngày khai lễ vào mùng 10 tháng Giêng.

Bài văn khấn Yên Tử chuẩn nhất

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ………………………………………………..
Ngụ tại …………………………………………………………
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ……………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)”

Tử vi số

Tử vi số

Kính chào các quý độc giả của kênh Tử Vi Số, đây là trang thông tin chính thức về các lĩnh vực tử vi, nhân tướng, phong thủy và kiến thức nhân sinh.


Cùng Chuyên mục

Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn

Theo phong tục của Việt Nam thì cứ vào ngày rằm và mùng 1 đầu tháng, người dân lại sắm lễ cúng tại nhà cầu mong bình an, mạnh khỏe, vạn sự như ý. Bên cạnh đó, mọi người còn hay đi chùa cầu xin mọi điều an lành sẽ đến với người thân trong gia đình.

Back to top