Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ bảy, 20-04-2024

Văn khấn giỗ bố (cha) và cách sắm lễ cúng đầy đủ nhất

Cúng giỗ xưa nay luôn là phong tục trong nét văn hóa người Việt được lưu truyền qua các thế hệ. Văn khấn giỗ bố (cha) cần trang nghiêm, lễ phép và thể hiện lòng thành kính đến linh hồn người đã mất được yên nghỉ, an lành và luôn phù hộ, soi sáng cho con cháu còn sống.

Xem thêm

Ý nghĩa ngày cúng giỗ bố

Đối với ngày giỗ cha, giỗ bố thì ngày hôm trước cần phải có lễ cúng cáo giỗ hay còn gọi là lễ tiên thường. Để người đã mất biết đường về thụ hưởng giỗ của mình. Cúng cáo giỗ có thể cúng ở nhà hoặc ngoài phần mộ và phải cúng Thổ Địa trước sau đó mới đến cúng Gia Tiên mời về hưởng giỗ. Trong ngày giỗ bố cũng như những ngày giỗ khác, quan trọng nhất là thể hiện tấm lòng thành tâm kính giỗ, tưởng nhớ đến vong linh của người đã khuất, cầu chúc cho họ an nghỉ, sớm ngày siêu thoát, luôn dõi theo soi đường chỉ lối cho con cháu hạ giới được đi đúng hướng, sức khỏe tốt để tu trí làm ăn.

Sắm lễ cúng giỗ bố

Việc chuẩn bị đồ lễ trong ngày giỗ cũng không quá cầu kỳ, việc lễ cúng chay hay cúng mặn đều được, quan trọng nhất là tấm lòng thành tâm khấn vái. Cùng là một ngày giỗ nhưng tại mỗi miền lại có các mâm cơm cúng và đãi khách khác nhau.
Ở miền Bắc, đặc biệt coi trọng đến mâm cơm cúng phải có gà luộc, xôi trắng hoặc gấc, món nem rán và món xào thập cẩm, món nộm hoặc rau, bánh chưng xanh, giò lụa hoặc giò bò. Xới cơm cúng phải xới đầy thể hiện âm dương hòa hợp.
Mâm cơm miền Trung thì có chút khác biệt thay bánh chưng bằng bánh tét, thay món nộm thành món muối
Miền Nam không coi trọng mâm cơm cúng lắm, nhưng đặc biệt coi trọng sự giản dị, đoàn tụ của các thành viên trong gia đình ngày giỗ.

Bài văn khấn giỗ bố (cha) như thế nào

Nam mô A di Đà phật: 3 lần
Duy Việt Nam tuế thứ/ngày/tháng/năm
Tín chủ con là: Xưng đầy đủ họ và tên
Sinh quán: Nêu rõ địa chỉ nơi mình được sinh ra
Trú quán: nói địa chỉ mình đang sinh sống
Toàn gia quyến cùng nhất tâm cúi lạy thánh hoàng bản thổ đại vương, đông trù tư mệnh, táo phủ thần quân, long mạch chính thần.
Chắp tay vái lạy trước bàn thờ kính dâng lễ bạc, hương hoa đủ màu. Tam sinh phẩm vật trầu cau. Lòng thành tâm nguyện thỉnh cầu gia tiên. Cao tằng thổ khảo đôi bên. Cao tằng tổ tỷ dưới trên từng người. Cô di tỷ muội kính mời. Thúc bà huynh đệ qua đời đã lâ. Ở đời có trước có sau. Nay nghe con cháu thỉnh cầu về đây.

Âm dương đoàn tụ sum vầy. Lai lâm hiến hưởng từ nay phù trì. Điều lành mang đến dữ mang đi. Cháu con mạnh khỏe có đi có về. Làm ăn may mắn mọi bề. Gia đình yên ấm thuận hòa an khang.
Cấn báo.
Cung thỉnh vong linh
Họ và tên: Xưng họ tên người đã khuất
Tạ thế ngày:
Phần mộ ký táng tại:
Nay nhân ngày húy nhật chứng minh công đức
Nam mô A di Đà phật: 3 lần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tử vi số

Tử vi số

Kính chào các quý độc giả của kênh Tử Vi Số, đây là trang thông tin chính thức về các lĩnh vực tử vi, nhân tướng, phong thủy và kiến thức nhân sinh.


Cùng Chuyên mục

Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn

Theo phong tục của Việt Nam thì cứ vào ngày rằm và mùng 1 đầu tháng, người dân lại sắm lễ cúng tại nhà cầu mong bình an, mạnh khỏe, vạn sự như ý. Bên cạnh đó, mọi người còn hay đi chùa cầu xin mọi điều an lành sẽ đến với người thân trong gia đình.

Back to top