Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ ba, 16-04-2024

Lục thập hoa giáp là gì? 60 năm mùa hoa nở của 12 con giáp

Khoa học dự đoán và phương pháp tính lịch phương Đông không thể tách rời lục thập hoa giáp. Vì tính phổ biến trong ứng dụng của nó nên ý nghĩa lục thập hoa giáp có tầm quan trọng rất lớn.

Xem thêm

lục thập hoa giáp

Lục Thập Hoa Giáp là gì, công dụng của lục thập hoa giáp trong đời sống con người cũng như luận đoán vận mệnh tương lai ra sao? Cùng Tử Vi Số đi tìm hiểu chi tiết và đầy đủ về phương diện này.

Tìm hiểu lục thập hoa giáp là gì?

“Lục thập” nghĩa là 60, “hoa giáp” nghĩa là một chu kỳ hoa nở của các con giáp. Như vậy hiểu một các cụ thể tức là chu kỳ vận hành của các con giáp, hay chính là vòng tuần hoàn của các con giáp bắt đầu từ Giáp Tý đến cuối cùng là Quý Hợi kết thúc một vòng tuần hoàn (rồi lại tiếp tục quay trở lại Giáp Tý bắt đầu một chu kỳ tuần hoàn mới).

Từ"hoa" ở đây với ý nghĩa như một mùa hoa nở (chỉ chu kỳ tuần hoàn quay trở lại sau khi kết thúc). Người ta còn gọi lục thập hoa giáp là sau mươi Giáp Tý

Nguồn gốc của lục thập hoa giáp ngũ hành

Từ thời nhà Thương ở Trung Quốc người ta đã sử dụng phép thập tiến trong số đếm. Dấu ấn của phát minh này chính là tên các triều đại vua nhà Thương (Thái Đinh, Đế Ất, Đế Tân…), sự phát hiện ra phép thập tiến khiến họ đặt ra các thiên can để chỉ các giai đoạn phát triển.

  • Giáp: Chỉ vạn vật bắt đầu ra đời

  • Ất: Vạn vất bắt đầu sinh trưởng

  • Bính: Sự việc phát triển đã rõ ràng

  • Đinh: Sự vật phát triển lớn mạnh

  • Mậu: Sự vật phát triển phồn thịnh

  • Kỷ: Sự vật đã phát triển thành hình, có thể ghi nhớ

  • Canh: Sự phát triển đã dừng lại, kết hạt

  • Tân: Sự vật kết quả, đã có thành tự mới

  • Nhâm: Khí dương ngầm nuôi dưỡng vạn vật

  • Quý: Chỉ trạng thái manh nha của sự vật

( Trích trong sách Tử vi đẩu số – dịch giả Chu Tước Nhi)

lục thập hoa giáp

Sau khi sử dụng phép thập tiến và tạo ra hệ thống thiên can, người ta quan sát sự vận hành của Mộc tinh, phát hiện ra chu kỳ gần bằng 12 năm, nên hằng số 12 được sử dụng để đặt ra hệ thống 12 con giáp và nhiều ứng dụng khác.

12 con giáp hay còn gọi là chu kỳ Mộc tinh, chu kỳ Thái tuế… 12 con giáp này cũng được dùng để chỉ các giai đoạn phát triển của sự vật, sự việc. Gồm các giai đoạn và con giáp sau:

  • Tý: Tý là con chuột, giờ Tý bắt đầu một ngày 11h đêm đến 00h 59 phút. Vào thời điểm này về khuya chuột bắt đầu hoạt động. Con giáp này chỉ sự phồn thịnh của vạn vật (như một gốc cây trưởng thành)

  • Sửu: Sửu là con trâu, giờ Sửu bắt đầu từ 01h đến 2h 59 phút, loài trâu có tập tính ăn cỏ về đêm nên người ta thức dậy mang cỏ cho trâu ăn thêm để sáng hôm sau đi cày. Giai đoạn này chỉ trạng thái nút thắt, manh nha của sự vật. Ngày xưa, khi chưa có sự việc con người dùng một sợ dây, thắt nút để ghi dấu các sự kiện, nó manh nha cho việc hình thành chữ viết, ký tự, số đếm, lịch…(manh nha cho xã hội văn minh)

  • Dần: là con hổ, giờ Dần bắt đầu từ 3h đến 4h 59 phút, thời điểm này hổ trở nên hung hãn nhất, người ta thường nghe thấy tiếng gầm gừ của nó. Con giáp này chỉ sự vật phát triển bình thường

  • Mão: ở Trung Hoa là thỏ, ở Việt Nam là mèo. Giờ Mão bắt đầu từ 5h đến 6h59 phút. Nếu là thỏ thì thời điểm này thỏ bắt đầu đi ăn, đi kiếm cỏ. Còn là mèo thì lúc này mèo đi ngủ kết thúc một đêm đi săn mồi. Con giáp này chỉ trạng thái sự vật bắt đầu nhú mầm (các loài hươu nai có thể ăn được)

  • Thìn: là con rồng. Giờ Thìn bắt đầu từ 7 h đến 8h 59 phút. Thời điểm này có nhiều hơi nước, sương mù, theo truyền thuyết rồng thích bay lượn trong sương mù. lúc này mặt trời bắt đầu lên cao. Con giáp này chỉ trạng thái vạn vật chấn động mà trưởng thành

  • Tị: Là con rắn. Giờ Tị bắt đầu từ 9h đến 10h 59 phút, lúc này sương mù đã tan, rắn ra khỏi hang để phơi nắng và kiếm mồi. Thời điểm này vạn vật đã phát triển thành hình

  • Ngọ: Là con ngựa. Giờ Ngọ bắt đầu từ 11h đến 12h 59 phút, lúc này các con ngựa hoang chưa được thuần hóa rất thích chạy nhay và hí vàng. Vạn vật lúc này phát triển cực thịnh

  • Mùi: Là con dê. Giờ Mùi từ 13h đến 14h 59 phút. Thời gian này người ta thả dê đi chăn. Thời điểm này chỉ âm khí, vạn vật bắt đầu suy thoái

  •  Thân: Là con khỉ. Giờ Thân bắt đầu từ 15h đến 16h 59 phút, mặt trời ngả bóng về Tây, cái loài khỉ, vượn thường kêu hú. Giai đoạn này chỉ thân thể vạn vật đã thực sự trưởng thành

  • Dậu: Là con gà. Giờ Dậu bắt đầu từ 17h đến 18h 59 phút, lúc này mặt trời đã lặn, gà vịt trở về chuồng. Giai đoạn này chỉ vạn vật đã thành thục, chín muồi

  • Tuất: Là con chó. Giờ Tuất bắt đầu từ 19h đến 20h 59, lúc này con người đã mệt mỏi sau một ngày lao động vất vả, đóng cửa để nghỉ ngơi, cho canh giữ nhà, nếu có động tĩnh thì sủa vang báo hiệu. Thời điểm này vạn vật tiêu vong trở vể với đất

  • Hợi: Là con lợn, giờ Hợi bắt đầu từ 21h đến 22h 59 phút, trong đêm yên tĩnh có thể nghe thấy tiếng lợn ụt ịt kêu, vạn vật lúc này tiềm ẩn trong hạt

(Trích sách quần thư dị thảo)

Hệ thống thiên can địa chi trong lục thập hoa giáp

Can Chi chính là gốc rễ để hình thành lên Lục Thập Hoa giáp.

Các Thiên can có đặc tính âm dương ngũ hành:

  • Giáp (dương Mộc)

  • Ất (âm Mộc)

  • Bính (dương Hỏa)

  • Đinh (âm Hỏa)

  • Mậu (dương Thổ)

  • Kỷ (âm Thổ)

  • Canh (dương Kim)

  • Tân (âm Kim)

  • Nhâm (dương Thủy)

  • Quý (âm Thủy)

Hệ thống Địa chi cũng có âm dương ngũ hành

  • Tý (dương Thủy)

  • Sửu (âm Thổ)

  • Dần (dương Mộc)

  • Mão (âm Mộc)

  • Thìn (dương Thổ)

  • Tị (âm Hỏa)

  • Ngọ (dương Hỏa)

  • Mùi (âm Thổ)

  • Thân (dương Kim)

  • Dậu (âm Kim)

  • Tuất (dương Thổ)

  • Hợi (âm Thủy)

Sự kết hợp giữa Thiên can và Địa chi sẽ tạo thành lục thập hoa giáp. Thiên can là yếu tố trời sinh, là gốc rễ của vạn vật, Địa chi là phần cành ngọn ở đất, gốc ngọn liền kề. 10 Thiên can kết hợp với 12 địa chi theo nguyên tắc can dương kết hợp với chi dương, can âm kết hợp với chi âm tạo nên tổ hợp thiên can địa chi từ 1 đến 60 là kết thúc, rồi lại tuần hoàn tiếp một vòng mới, đó chính là một hoa giáp.

lục thập hoa giáp

Bảng thập lục hoa giáp 

Bảng nạp âm lục thập hoa giáp và tính chất âm dương

Chi

Can

Sửu

Dần

Mão

Thìn

Tị

Ngọ

Mùi

Thân

Dậu

Tuất

Hợi

Giáp

01

 

51

 

41

 

31

 

21

 

11

 

Ất

 

02

 

52

 

42

 

32

 

22

 

12

Bính

13

 

03

 

53

 

43

 

33

 

23

 

Đinh

 

14

 

04

 

54

 

44

 

34

 

24

Mậu

25

 

15

 

05

 

55

 

45

 

35

 

Kỷ

 

26

 

16

 

06

 

56

 

46

 

36

Canh

37

 

27

 

17

 

07

 

57

 

47

 

Tân

 

38

 

28

 

18

 

08

 

58

 

48

Nhâm

49

 

39

 

29

 

19

 

09

 

59

 

Quý

 

50

 

40

 

30

 

20

 

10

 

60

Căn cứ và tính chất âm dương ta có bảng hoa giáp và số thứ tự từ 01 đến 60, và như vậy can dương đi cùng chi dương, can âm đi cùng chi âm, ví dụ chỉ có Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân Mão, Quý Mão chứ không bao giờ có Giáp Mão, Bính Mão, Mậu Mão, Canh Mão, Nhâm Mão… tương tự như vậy các trường hợp khác cũng vậy.

Và tại đây quý bạn có thể tham khảo xem bảng lục thập hoa giáp biểu tượng dễ hiểu của chúng tôi một cách chính xác và đầy đủ nhất. 

Cách quy đổi từ năm dương lịch sang năm can chi:

  • Ta có công thức: C= d(: 60)

Chú thích:

C: Năm theo can chi

D: Năm theo dương lịch

d:  Số dư của phép chia

Ví dụ: Năm 1789, sẽ được tính như sau (1789-3) : 60 dưa 46. dựa vào bảng hoa giáp và số thứ tự trên kia ta sẽ thấy 46 là số thứ tự của năm Kỷ Dậu vậy năm 1789 là năm Kỷ Dậu, mốc lịch sử Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, bên Pháp thì cuộc cách mạng tư sản Pháp nổ ra

Nếu như Thiên can là trời, là gốc, Địa chi là cành, là ngọn, theo thuyết Thiên nhân tương dữ, hay thuyết Tam tài thiên địa nhân thì có thiên có địa sẽ có nhân hợp nhất. Thiên can có âm dương ngũ hành, địa cho có âm dương ngũ hành, mỗi một cặp can chi lại có ngũ hành riêng gọi là ngũ hành nạp âm. Ta có bảng ngũ hành nạp âm như phần trên.

Theo tác phẩm Tử vi chân thuyên của Kiều Nguyên Tùng thì ngũ hành nạp âm của can chi được giải thích như sau:

Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển): Trong đại dương luôn tồn tại một lượng lớn kim loại do tác động cuốn trôi, bào mòn của sông suối, nên kim loại cuốn trôi và tích tụ trong đại dương rất nhiều, đó là nguyên nhân vì sao biển mặn

Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hỏa (Lửa trong Lò): Theo thần thoại Thái Thượng Lão Quân có một lò luyện đơn sử dụng tam vị chân hỏa rất mạnh mẽ, uy lực. Trong tự nhiên là những lò lửa, lò than mà con người tạo ra

Mậu Thìn –  Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng): Địa lý nước ta và Trung Hoa đều có đồng bằng và rừng núi. Rừng núi chiếm diện tích lớn, các loài gỗ trong rừng là một nguồn tài nguyên quý giá, nên gỗ trong rừng với những đặc điểm, phẩm chất tốt được dùng để đặt tên cho bản mệnh, cốt cách của những người sinh năm này

Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường): Đất ven đường là loại đất cứng, có tính bền vững, phục vụ cho cuộc sống nhân sinh. Những người sinh năm Canh Ngọ, Tân Mùi cốt cách họ giống loại vật chất này

Nhâm Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim) : Kim loại được tôi rèn trở thành một dạng vật chất siêu bền, cứng rắn và sắc bén, nên dạng vật chất này được đưa vào ngũ hành nạp âm bản mệnh

Giáp Tuất –  Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi): Ngoài làm nông nghiệp ở đồng bằng, dân vùng núi thường làm nương rẫy, họ dùng lửa đốt sách cây cối, dọn đường cho việc canh tác sau đó. Ngọn lửa này được đặt tên cho bản mệnh của những người sinh năm Giáp Tuất, Ất Dậu

Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống): Nước có đặc trưng là thấm xuống, giản là trạng thái thu gọn như giản ước, tối giản, đơn giản, giản dị nên khi thấm xuống, tiềm ẩn trong lòng đất đó là những mạch nước ngầm

Mậu Dần –  Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành): Thành trì là công trinh dùng để cố thú, bảo vệ con người trong tình huống chiến tranh, ngăn kẻ gian, quân giặc, đất của tường thành rất kiên cố, bền vững

Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy): Khi sử dụng kim loại người ta phải nhiệt hóa, khiến nó nóng chảy, tách khỏi những tạp chất trong tự nhiên và thu được kim loại nguyên chất, kịm loại nóng chảy là dạng vật chất quá độ như vậy

Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu): Cây dương liễu thân cành mềm yếu được người ta trồng làm cảnh, nó đại diện cho tính uyển chuyển, mềm dẻo

Giáp Thân –  Ất Dậu: (Tuyền Trung Thủy): Tuyền là dòng suối, nước suối trong rừng rất tinh khiết, sạch sẽ và mát lạnh

Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái): Là dạng vật chất qua nhiệt luyện dùng để lợp nhà, người ta còn gọi nó là ngói

Mậu Tý –  Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét): Hiện tượng hai đám mây mang điện tích trong cơn giông tố tạo ra những tiếng nổ lớn, người xưa với trí tưởng tượng của mình cho rằng Lôi Công – Lôi Mẫu giáng sấm sét trợ uy trời hay trừng phạt kẻ ác

Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách) Cây tùng, cây bách là những cây đại thụ, gỗ rất tốt, vinh dự hơn nó được sử dụng để đặt tên cho ngũ hành nạp âm trong 60 hoa giáp

Nhâm Tý –  Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Dòng sông lớn): Dòng sông lớn trong địa lý, có tác dụng đưa nước ra biển cả và chuyên chở phù sa, bồi đắp cho đồng bằng châu thổ

Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát): Kim loại trong cát, là dạng các mỏ khoáng kim loại, nó là nguồn nguyên liệu quý giá cho quá trình luyện kim

Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi): Ngọn lửa của những người đi làm nương rẫy, họ nấu ăn không về nhà trong các thời điểm mùa vụ, nên họ tìm các con suối dưới chân đồi để lấy nước và chỗ bằng phẳng để nấu ăn. Một số người lữ hành cũng nhóm lửa chân đồi để sưởi ấm và nấu nướng vì ngày xưa, giao thông đi lại khó khắn

Mậu Tuất –  Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng): Cây lớn ở đồng bằng có đặc điểm thân mềm, mọc nhanh, phát triển mạnh nhưng là dạng gỗ mềm. Một số còn là các dạng cây thân thảo, hoa màu, cây lương thực do người ta trồng

Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (Đất trên vách): Tường nhà được xây dựng để bảo vệ con người khỏi mưa gió, trộm cướp, thú dữ, nên đất ở tường vách rất bền vững, kiên cố, nó được xây dựng vì mục đích như vậy. Nạp âm này là dạng vật chất do nhân tạo

Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi): Sau khi chiết tách kim loại khỏi các tạp chất, người ta nung chảy, rồi đổ vào khuôn, có các hình khối khác nhau để sử dụng

Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn): Để thắp sáng về đêm, hay lấy ánh sáng cho trẻ nhỏ học hành nên người ta chế tạo ra đèn, nạp âm này là dạng vật chất nhân tạo được chế tạo và sử dụng với mục đích như vậy

Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời): Nước mưa là hiện tượng địa lý tự nhiên, người xưa cho rằng đó là nước sông Ngân Hà trên thiên đình rót xuống. Dạng vật chất này có những ảnh hưởng và thuộc tính đặc biệt

Mậu Thân – Kỷ Dậu:  Đại Trạch Thổ – Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn): Cồn bãi, gò đồi được hình thành do tác động nội lực kiến tạo địa chất, một phần do ngoại lực phong hóa, bào mòn nhờ gió, nước nên bồi tụ lại một khu vực tạo thành cồn bãi, gò đồi, cù lao hay đồng bằng châu thổ

Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức): Do nhu cầu hướng tới văn minh, người ta dùng kim loại quý chế tạo thành các đồ trang sức. Nó có giá trị lớn và có thể mang quy đổi, giao thương, mua bán giống như vật chất thay thế tiền tệ

Nhâm Tý –  Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu): Nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa ở những vùng đồng bằng từ xưa rất phát triển, cây dâu là một cây thân thuộc với người dân, nó cũng đi vào thơ ca, văn học từ thời rất lâu rồi.

Giáp Dần –  Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn): Nước suối nhỏ chảy ra suối lớn, Đại Khê Thủy là nước ở suối lớn, nó là chuyển tiếp từ Tuyền Trung Thủy và Trường Lưu Thủy, trong địa lý người ta còn gọi là các phụ lưu, chi lưu, bình lưu trong hệ thống các dòng sống lớn.

Bính Thìn –  Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát): Đất lẫn cát là dạng đất ở các bãi bồi ven sông. Quá trinh phong hóa, bào mòn, tạo ra cả những hạt thô và mịn, được dòng nước chuyên chở, bồi đắp thành các bãi bồi, đồng bằng châu thổ.

Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời): Vầng Thái dương cung cấp năng lượng ánh sáng, nhiệt độ vô tân cho Trái đất. Đây là dạng vật chất, năng lượng ngoài tự nhiên, nó không cần nguồn sinh và vô tận.

Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu): Cây Thạch lựu được trồng để ăn trái và làm cảnh, loại cây này có sức sống rất bền bỉ, nó được dùng để đặt tên cho nạp âm trong hoa giáp vì có sự tương đồng về tính chất, cốt cách.l

Nhâm Tuất –  Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn): Nước đại dương bao la, có lượng muối, nó chiến diện tích, thể tích lớn trên trái đất. Cuộc sống con người có ảnh hưởng lớn từ đại dương, hoặc lợi, hoặc hại.

Các vị thần hộ mệnh của 12 con giáp

Theo tín ngưỡng thì mỗi vị thần này là một bậc cha, mẹ đỡ đầu cho tuổi đó:

  • Tuổi Tý: Phật Thiên thủ, thiên nhãn độ mệnh. Theo sách Đàm thiên – Thuyết địa – Luận nhân của Ngô Bạch thì vị phật này là con gái của Sở Trang Vương thời Xuân Thu, Chiến quốc, Khi vua bị bệnh người công chúa này tình nguyện lấy đôi mắt và chặt đôi tay của mình để chế thuốc cho vua, sau này thành Phật, người có nghìn tay, nghìn mắt với biểu tượng của lòng từ bi, thấu tỏ vạn cõi, che chở khắp chúng sinh

  • Tuổi Sửu: Phật Hư Không Tạng độ mạng

  • Tuổi Dần: Tuổi Sửu và tuổi Dần được Phật Hư không Tạng độ mạng, ngài tượng trưng cho đức tính thành thực, trí tuệ, cứu vớt chúng sinh, độ trì cho con người khỏe mạnh mà làm ra của cải vật chất

  • Tuổi Mão: Văn Thù quảng pháp thiên tôn độ mệnh. Ông vốn là học trò của Nguyên Thủy Thiên Tôn bên Đạo giáo sau tu luyện thêm Phật giáo, người có trí tuệ vĩ đại, khiến con người khám phá, sáng tạo và giác ngộ

  • Tuổi Thìn: Phổ Hiền Chân nhân hay Phổ Hiền Bồ tát ông là học trò của Nguyên Thủy Thiên tôn sau tu thêm Phật pháp, giác ngộ cả hai giáo

  • Tuổi Tị: Phổ hiền chân nhân hay Phổ Hiền Bồ Tát độ mệnh. Ông vốn là học trò của Nguyên Thủy Thiên Tôn bên Đạo giáo sau tu thêm Phật giáo. Phật Phổ Hiền độ mạng cho người tuổi Thìn và tuổi Tị sáng suốt, khỏe mạnh, trường thọ, tránh xa cạm bẫy của kẻ gian, vượt lên mọi khó khăn mà đến với hạnh phúc

  • Tuổi Ngọ: Phật Đại Thế Chí độ mệnh, người tượng trưng cho cát tường, may mắn, giúp cho người tuổi Ngọ luôn gặp cát lợi và của cải dồi dào

  • Tuổi Mùi:  Phật Như Lai Nhật độ mệnh

  • Tuổi Thân: Phật Như Lai Nhật độ mệnh. Ngài là đỉnh cao của trí tuệ luôn giúp cho những người tuổi Mùi và tuổi Thân tiêu tan phiền muộn, vững bước, thành công trong cuộc sống

  • Tuổi Dậu: Phật Bất Động Minh Vương độ mệnh. Người luôn giúp bạn phân biệt rõ thiện ác, đúng sai trên đường đời, giúp bạn luôn may mắn, thành công

  • Tuổi Tuất: Phật A Di Đà độ mệnh

  • Tuổi Hợi: Phật A Di Đà độ mệnh. Người giúp đỡ người tuổi Tuất và tuổi Hợi xóa tan muộn phiền, may mắn, sáng tạo không ngừng, khi hết mệnh trở về cõi cực lạc

Ứng dụng của Lục thập hoa giáp thuần bản mệnh trong cuộc sống

– Làm lịch can chỉ, ứng dụng trong cách tính ngày tháng năm.

– Dự đoán số mệnh theo các môn phái Hà Lạc bát tự, Tử vi đẩu số, Kỳ môn độn giáp, Lục nhâm…

– Chọn ngày tốt, nhất là chọn ngày có can chi là hỷ thần, dụng thần đối với những người biết tổ hợp tứ trụ của mình.

Cuối cùng Tử Vi Số xin được chúc quý bạn có thể xem được bảng nạp âm lục thập hoa giáp, cũng như hiểu được ý nghĩa lục thập hoa giáp để có thể quy đổi từ năm dương lịch sang năm can chi, biết được cách tính lục thập hoa giáp và có thể lựa cho mình một ngày tốt nhất, hoàng đạo nhất để thực hiện các công việc được thuận lợi và may mắn.

Khả Duyên

Khả Duyên

Mình là Khả Duyên, một người có đam mê và nhiệt huyết tìm hiểu về tử vi số học. Với những kiến thức được học hỏi, hy vọng sẽ gửi tới bạn đọc nhiều thông tin hữu ích trong đời sống.


Cùng Chuyên mục

Xem bói hung cát trọn đời người tuổi Thìn: Cẩn thận năm bản mệnh
Xem bói hung cát trọn đời người tuổi Thìn: Cẩn thận năm bản mệnh
Xem bói hung cát trọn đời người tuổi Thìn: Cẩn thận năm bản mệnh
Xem bói

Xem bói hung cát trọn đời người tuổi Thìn gặp năm Mão nhất là vào những tháng 2 âm lịch luôn có nhiều khó khăn trong công việc, xích với đồng nghiệp, bạn bè. Nên tránh việc tranh cãi đến thấp nhất có thể, nếu không sẽ mang đến những ảnh hưởng xấu đến công việc.

Back to top