Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ sáu, 29-03-2024

Tết Nguyên Tiêu và những phong tục đem lại may mắn hạnh phúc

Rằm tháng Giêng tức Tết Nguyên Tiêu, tết Thượng Nguyên là một trong những ngày lễ tết lớn nhất của nhân dân ta. Đi cùng với nó là rất nhiều tập tục, phong tục cầu tài, cầu bình an thú vị và có ý nghĩa. Bạn đã biết về chúng chưa? Hãy cùng Tử Vi Số tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Xem thêm

tết nguyên tiêu

Tết Nguyên Tiêu là tết gì?

Tết Nguyên Tiêu là Tết Thượng Nguyên tại Việt Nam, đây là một dịp quan trọng gần như ngang bằng với Tết Nguyên Đán. Dịp này thường được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch.

Lễ hội trăng rằm diễn ra từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm), trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng Âm lịch.

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất và “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là lễ Thượng Nguyên, bởi về sau có Tết Trung Nguyên vào rằm tháng Bảy và Tết Hạ Nguyên vào rằm tháng Mười.

Tầm quan trọng của ngày Tết Nguyên Tiêu

Có thể thấy, Tết Nguyên Tiêu trong văn hóa Việt Nam rất quan trọng qua câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Trong ngày này, tùy vào điều kiện kinh tế lẫn phong tục tập quán của từng địa phương mà mâm lễ cúng rằm mỗi nơi mỗi khác. Nhưng trên hết, đó là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên. Cùng với đó là lời cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc. Bên cạnh đó, dịp lễ này còn có nhiều hoạt động lễ hội khác như: Thả đèn hoa đăng, trình diễn múa lân... mang đến không khí vô cùng sôi nổi.

Tết Nguyên Tiêu của người Việt và người Hoa khác nhau thế nào?

Tết Nguyên Tiêu vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc. Trong quá trình tiếp biến văn hóa, chịu sự ảnh hưởng của cả Đạo Mẫu và Phật giáo, ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu cũng như các hoạt động trong dịp này đã có nhiều sự thay đổi so với Tết Nguyên Tiêu của người Hoa.

Tết Nguyên Tiêu của Trung Quốc

tết nguyên tiêu

Tại Trung Hoa ngày xưa, Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Trạng Nguyên, là dịp nhà vua hội họp các ông Trạng để thết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ.

Hiện nay, Tết Nguyên Tiêu được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”, có thể bắt nguồn từ tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc thời Hán Vũ Đế. Những lồng đèn có hình thù rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích được yêu chuộng.

Ngoài ra còn những tập tục khác như cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi (gọi là “thang viên” – viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ. Người Đài Loan còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời. Nhiều người còn coi đây là mùa Valentine phương Đông, tương tự như lễ Thất Tịch.

Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam

tết nguyên tiêu

Tại Việt Nam, ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu đã có nhiều khác biệt so với tại Trung Quốc. Rằm tháng Giêng là một trong 4 ngày lễ lớn trong năm của người Việt, đặc biệt, Phật tử thường viếng chùa, lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.

Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong hội rằm tháng Giêng. Đây là một tín hiệu tốt, thể hiện rõ nét tinh thần “Đạo pháp và Dân tộc”. Tuy nhiên, so với rằm tháng Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu Lan) thì rằm tháng Giêng không quan trọng bằng. 

Khi chùa chiền được tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, được sửa chữa trùng tu to đẹp khang trang cùng với sự quan tâm khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc của các cấp chính quyền và nhất là ý thức tìm về những giá trị sống của tổ tiên thông qua các lễ hội văn hóa của nhân dân được đánh thức, thì việc tham dự đông đảo các lễ hội như hội rằm tháng Giêng là điều bình thường.

Khá nhiều chùa chiền nhân dịp Tết Nguyên Tiêu đã lập đàn Dược Sư, tụng kinh Dược Sư trong suốt tháng Giêng (hoặc từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng), khuyến khích Phật tử tham gia tụng niệm rồi phục nguyện hồi hướng công đức an lành cho Phật tử. Đây cũng là một hình thức tu tập, cầu nguyện để đem lại phước báo an lành như mong cầu của mọi người trước thềm năm mới.

Tết Nguyên Tiêu năm 2022 rơi vào ngày nào

Tết Nguyên Tiêu vào ngày nào của Dương lịch là điều mà nhiều người rất quan tâm vào dịp Tết đến Xuân về. Bởi ai cũng muốn sắp xếp công việc để có thể đi chùa, thắp nén hương cầu bình an, thuận lợi trong năm tới.

Lễ Thượng Nguyên là ngày 15 Âm lịch của tháng Giêng, vì vậy, nó thường diễn ra ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán tại Việt Nam khoảng 1 tuần. Vào năm 2022 này, rằm tháng Giêng trùng với ngày thứ Ba, tức ngày 15 tháng 2 Dương lịch.

Những phong tục mang lại may mắn trong tết Nguyên tiêu

Ăn bánh trôi tàu

tết nguyên tiêu

Rằm tháng Giêng chính là ngày lễ Thượng Nguyên trong văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng là tết Nguyên Tiêu của Trung Quốc. Theo quan niệm dân gian, ngày này ăn bánh trôi tàu sẽ đem lại may mắn cho gia chủ, giúp bạn cải thiện vận số của mình. Bánh trôi tàu có nguồn gốc ngược về thời nhà Tống của Trung Hoa, do hình dáng tròn trịa, mềm mại mà món ăn này được gắn liền với sự "viên mãn", dồi dào và may mắn.

Tuy chỉ là một món ăn thông thường, lúc nào ăn cũng được nhưng bánh trôi tàu ăn vào ngày tết Nguyên Tiêu mới thực là đúng phong tục. Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy và đầy đủ. Vì vậy, bạn đừng quên chuẩn bị món bánh này cho mâm cúng Rằm tháng Giêng và nhân tiện cùng gia đình thưởng thức mỹ vị này nhé!

Thả hoa đăng

tết nguyên tiêu

Nói đến Nguyên Tiêu, không thể bỏ qua một hoạt động vô cùng đặc biệt và ẩn chứa nhiều ý nghĩa đó chính là thả đèn hoa đăng. Nói là đặc biệt bởi ngày Tết này còn có tên gọi khác là "Tết đèn". Theo tập tục, ngày này nhà nhà đều sẽ chăng đèn lấp lánh, rực rỡ thắp sáng cả bầu trời. Vào Rằm tháng Giêng, nhìn chung người dân khắp nơi thường thả hoa đăng hay lên chùa khấn Phật.

Ở Việt Nam, hàng nghìn phật tử viết điều ước lên những cánh hoa đăng lung linh rồi thả xuống sông để cầu nguyện cho một năm mới bình an, hạnh phúc. Ở Trung Quốc, người dân đón Tết Nguyên tiêu bằng cách treo hàng nghìn chiếc đèn lồng đầy màu sắc, giải các câu đố treo trên đèn lồng. Tại Đài Loan, thay vì thả đèn nước thì nhiều người ghi những câu ước nguyện vào đèn lồng và thả bay lên trời trong dịp Tết Nguyên tiêu.

Múa lân

tết nguyên tiêu

Hằng năm, cứ đến dịp rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, một số địa phương lại rộn ràng, nhộn nhịp với màn diễu hành lớn nhất trong năm thu hút đông đảo người dân tham gia. Ở Việt Nam, những vùng có nhiều người Hoa sinh sống thì ai ai cũng náo nức tổ chức, đi xem múa lân. Đây được xem là dịp lễ tết lớn nhất sau tết Nguyên Đán đối với người Trung Quốc, vì vậy mà họ rất coi trọng dịp lễ này.

Múa lân là một cách để cầu chúc bình an, chung vui với đất trời. Người dân thể hiện ước vọng và tâm nguyện của mình qua những điệu múa, đồng thời chúng cũng đem lại không khí tươi vui, hoan hỉ để kỉ niệm ngày đặc biệt này. Bên cạnh đó, vào rằm tháng Giêng, nhiều nơi trên cả nước cũng tổ chức lễ hội linh đình, để tưởng nhớ công ơn của vị thành hoàng, những người có công, cầu một năm mới bình an, may mắn.

Tế lễ thần Phật

tết nguyên tiêu

Dân gian vẫn đang lưu truyền câu nói cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng, hay Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt.

Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng rất tươm tất, chu đáo, với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn. Trong dân gian vẫn hay có câu nói: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, để nói về tầm quan trọng của ngày này đối với người Việt.

Xem thêm:

Hy vọng với những thông tin của Tuviso, bạn đọc đã hiểu được ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu, cùng với những phương pháp phong thủy hay được sử dụng trong ngày này để gặp nhiều may mắn. Xin kính chúc bạn đọc và gia đình một năm mới an vui, may mắn và thành công!

Xuân Thư

Xuân Thư

Chào các bạn, tôi là Xuân Thư - Tác giả của những bài viết trên trang Tử vi số. Mong rằng những bài viết của tôi mang thêm nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn.


Cùng Chuyên mục

Back to top