Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ năm, 28-03-2024

Tam Phục Thiên là gì? Cách tính Tam Phục Thiên năm 2019

Tam Phục Thiên là những ngày nóng nhất trong một năm. Tam Phục bao gồm Sơ Phục, Trung Phục và Mạt Phục. Ngày Tam Phục thường rơi vào giữa tháng 7 hoặc cuối tháng 8 Dương lịch hàng năm. Vào thời điểm này nhiệt độ không khí cao, áp khí thấp, độ ẩm cao, trời lặng gió. “Phục” ở đây là chỉ hiện tượng âm khí bị dương khí áp xuống mặt đất. Trong ba giai đoạn, Trung Phục là lúc nhiệt độ thời tiết nóng bức nhất.

Xem thêm

tam phục thiên là gì

Tam Phục thiên là gì? Năm 2019 này ngày Tam Phục là những ngày nào? Làm thế nào để tính Tam Phục Thiên? Hãy cùng theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Tam Phục Thiên là gì?

Để trả lời cho câ hỏi Tam Phục Thiên là gì, ta hãy bắt đầu từ những quan niệm truyền thống xa xưa.

Phục trong Tam Phục Thiên còn có nghĩa Phục Tà. Từ xa xưa, con người đã có quan niệm về Lục Tà. Lục tà bao gồm Phong (gió), Hàn (lạnh), Thử (nóng), Thấp (ẩm ướt), Táo (hanh khô) và Hỏa (lửa). Mùa hè, cơ thể con người khó chịu do bị Thử Tà xâm chiếm. Nếu không phòng trừ, loại bỏ thứ Tà này, tới mùa đông người sẽ sinh bệnh nặng. Vì vậy, đừng nên ngồi điều hòa vì sợ đổ mồ hôi. Trời nóng ăn đồ quá lạnh không những không làm giảm nhiệt mà còn dễ gây tổn thương tì vị (lá lách và dạ dày).

Ngày Tam Phục bao gồm: Sơ Phục, Trung Phục và Mạt Phục

Sơ Phục: Trong quan niệm dân gian Trung Hoa, Sơ Phục mới là thời điểm chính thức vào hè. Sơ Phục kéo dài 10 ngày tính từ ngày Canh thứ ba sau Hạ Chí (còn gọi là Nhập Phục). Năm 2019, tiết Nhập Phục rơi vào ngày 12 tháng 7.

Trung Phục: Được tính từ ngày Canh thứ tư sau Hạ Chí. Đây là giai đoạn thứ hai của Tam Phục, thường kéo dài khoảng 10 ngày, có năm là 20 ngày. Thông thường có thể hiểu Trung Phục là khoảng thời gian tính từ ngày Canh thứ tư sau Hạ Chí tới trước ngày Canh đầu tiên sau Lập Thu một ngày.

Mạt Phục: Ngày Canh đầu tiên sau Lập Thu. Còn có cách gọi khác là Chung Phục, Tam Phục. Tính từ ngày Canh dầu tiên sau Lập Thu tới trước ngày Canh thứ hai sau Lập Thu một ngày.

Cách tính Tam Phục Thiên

Cách tính Tam Phục Thiên theo dân gian

Theo lịch dân gian, 30 – 40 ngày nóng nhất trong một năm được gọi là Tam Phục. Người dân dùng lịch Âm để tính ngày Tam Phục, thông thường Tam Phục sẽ rơi vào trung tuần tháng 7 hoặc thượng tuần tháng 8 Dương lịch trong năm. Mỗi năm lại có một thời điểm Nhập Phục và độ dài của giai đoạn Trung Phục khác nhau.

Ngày Nhập Phục được tính theo phương pháp “Hạ Chí tam Canh”. Đơn giản thì hãy lấy ngày Canh thứ ba sau Hạ Chí làm mốc, 10 ngày tiếp theo là Sơ Phục. Tiếp đó từ 10 – 20 ngày là Trung Phục. Cuối cùng, 10 ngày tiếp theo là Mạt Phục.
Nếu từ Hạ Chí tới Lập Thu có 4 ngày Canh thì Trung Phục kéo dài 10 ngày. Nếu từ Hạ Chí tới Lập Thu có 5 ngày Canh thì Trung Phục kéo dài 20 ngày.

Người xưa dùng Can Chi để tính lịch. Can Chi bao gồm 10 Thiên Can và 12 Địa Chi kết hợp với nhau tạo thành một tổ hợp gồm 60 tên gọi ngày tháng. Ngày có Thiên Can Canh xuất hiện được gọi là ngày Canh. Canh là Thiên Can thứ 7 trong Thiên Can, cứ 10 ngày lại có một ngày Canh.

Lấy Hạ Chí làm mốc, ngày Canh thứ ba là Nhập Phục, bắt đầu Sơ Phục. Ngày Canh thứ tư là Trung Phục và ngày Canh đầu tiên sau Lập Thu là Mạt Phục. Ngày Canh có sớm hay muộn ảnh hưởng tới độ dài ngắn của Trung Phục. Vì vậy mà có những năm Tam Phục kéo dài 30 ngày, có năm lại kéo dài 40 Ngày.

Cách tính Tam Phục Thiên theo công thức

Ngày nay, các nhà khoa học đã đưa ra được công thức tính ngày Tam Phục một cách chuẩn xác nhất, có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống. Sử dụng công thức này có thể tính được ngày Tam Phục của một năm bất kì.

Công thức là: GR = (D – [Y/4]) MOD 10

Trong đó:

  • GR: Ngày Canh
  • D: Năm chẵn tính là 1, năm lẻ tính là 6.
  • Y: Năm
  • [ ]: Làm tròn số trong ngoặc
  • MOD: Lấy số dư cộng 10 để tính Sơ Phục (trừ năm 2084 không cộng), 20 để tính Trung Phục. Riêng với Mạt Phục, ngày Canh lớn hơn 7 thì trừ 1, ngày Canh bé hơn 8 thì cộng 9 (riêng năm 2096 thì trừ 1).

Ví dụ: Để tính ngày Tam Phục năm 2006, ta có công thức là: GR = (1 – [6/4]) MOD 10 = 0 (10). Từ đó suy ra, Chu Phục là ngày 20 tháng 7, Trung Phục là ngày 30 tháng 7, Mạt Phục là ngày 9 tháng 8.

Lịch Tam Phục Thiên của năm 2019

  • Sơ Phục: 12/07/2019 (10/6 Âm lịch) – 21/07/2019 (19/06 Âm lịch)
  • Trung Phục: 22/07/2019 (20/06 Âm lịch) – 10/08/2019 (10/07 Âm lịch)
  • Mạt Phục: 11/08/2019 (11/07 Âm lịch) – 22/08/2019 (22/07 Âm lịch)

Như vậy, năm 2019 Tam Phục Thiên kéo dài 20 ngày. Thời gian Sơ Phục là 10 ngày, Trung Phục là 20 ngày và Mạt Phục 10 ngày.

Xem thêm: Câu chuyện hạt cải và lời Phật dạy về sống chết – Nhẹ nhàng mà sâu lắng!

Tử vi số

Tử vi số

Kính chào các quý độc giả của kênh Tử Vi Số, đây là trang thông tin chính thức về các lĩnh vực tử vi, nhân tướng, phong thủy và kiến thức nhân sinh.


Cùng Chuyên mục

7 mẹo phong thủy mang tiền đến tận cửa: Biết sớm thành đại gia
7 mẹo phong thủy mang tiền đến tận cửa: Biết sớm thành đại gia
7 mẹo phong thủy mang tiền đến tận cửa: Biết sớm thành đại gia
Kiến thức phong thuỷ

7 mẹo phong thủy mang tiền đến tận cửa nói ngoài sử dụng thác nước phong thủy hay bể cả thì thêm sự chuyển động hòn non bộ cảnh vào khu vực cửa trước sẽ giúp bạn kích hoạt dòng chảy của khí. Giúp hấp thu nhiều năng lượng mới hơn cho căn nhà của bạn.

Ý nghĩa số đốt cây trúc phú quý: Đâu là sự lựa chọn phù hợp để phát tài?
Ý nghĩa số đốt cây trúc phú quý: Đâu là sự lựa chọn phù hợp để phát tài?
Ý nghĩa số đốt cây trúc phú quý: Đâu là sự lựa chọn phù hợp để phát tài?
Kiến thức phong thuỷ

Ý nghĩa số đốt cây trúc phú quý khá quan trọng trong các yếu tốt phong thủy. Ví dụ như 1 đốt đại diện cho sự vững chắc, 10 đốt lại đại diện cho sự viên mãn. Hãy cùng tử vi số tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây nhé.

Back to top