Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ năm, 30-03-2023

Phật dạy: Cái chết không đáng sợ, chết ra sao mới là điều đáng suy ngẫm

Cái chết trong giáo lý nhà Phật thì chết không phải là hết, nó là sự khởi đầu của một vòng luân hồi mới, một sự hồi sinh và kết thúc mới. Cho nên đối mặt với cái chết, chúng ta hãy thật bình thản.

Xem thêm

phật dạy

Con người khi còn sống, không quan trọng là sống được đến bao nhiêu tuổi, mà điều quan trọng cuộc sống ấy có ý nghĩa gì hay không. Nếu có ai hỏi rằng con người có sợ chết không. Thì Đức Phật sẽ hỏi lại: "Bạn có vui khi được về nhà không?"

Người xưa có câu "Thấy chết không sợ", nghĩa là xem thường cái chết. Thực chất, chết không khác gì với về nhà cả, mà đối với nhiều người, chuyện này chẳng có gì đáng mừng, thậm chí còn là đáng sợ. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng phân tích rõ chuyện này.

Trong giáo lý nhà Phật thì chết không phải là hết, nó là sự khởi đầu của một vòng luân hồi mới, một sự hồi sinh và kết thúc mới.

Phật dạy: Chết không đáng sợ, quan trọng là chết như thế nào

Con người ai cũng sẽ chết, có tử thì sẽ có sinh, đây là điều dĩ nhiên. Nhưng đây cũng chính là điều mà con người chúng ta vẫn còn ngu dại chưa hiểu được. Bởi, con người không biết được khi nào thì mình chết, chỉ đúng trong một khắc sinh tử cuối đời mới ý thức được điều này mà thôi.

Phật đã dạy, sau cái chết là tái sinh, tại làm sao phải bi thương, buồn bã vì cái chết? Đây cũng là lý do chúng ta phải nhìn nhận nó một lần nữa theo giá trị nhân sinh.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng nghe về những kỳ tích về cách viên tịch của các nhà sư nổi tiếng. Họ có thể dự đoán được thời khắc mình chết đi và dường như trong mắt họ cái chết chỉ như một trò chơi. Bởi trong quan niệm Phật giáo cái chết không hề rùng rợn như nhiều người nghĩ.

Quan trọng nhất chính là thời khắc trước khi chết chúng ta đã chết như thế nào. Nó có đáng để chúng ta nhắc đến, để suy ngẫm hay không.

Cũng giống như những hình thức phạt tội của pháp luật thời xưa có đủ loại hình phạt. Nghìn đao xé xác, Ngũ mã phanh thây, Loạn côn đánh chết, Khảm đầu trảm thắt lưng cực kỳ tàn khốc. Phương pháp hành hình thời nay thì có phần nhân đạo hơn, không bắt tội nhân phải chịu thống khổ như trước, thậm chí việc chết cũng chỉ như một giấc ngủ bình thường.

phật dạy

Con người không thể chết, luôn hướng về sự sống

Con người không thể chết, cũng giống như tràng hạt ta lần trên tay. Một viên, hai viên, ba viên... Cho tới viên 108, nó lại tiếp tục một vòng hạt mới. Sinh mệnh cũng chính là vậy, mỗi giai đoạn này lại tiếp một giai đoạn khác, giống như những viên trên tràng hạt, nó chính là Lục đạo luân hồi.

Cho nên đối mặt với cái chết, chúng ta hãy thật bình thản.

Có những người già đã cảm nhận được cơ thể rệu rã dần theo thời gian, mong muốn một cuộc đời mới mẻ, một cơ thể khác nên cầu đến cái chết. Bởi cuộc sống hiện tại đã như một bộ quần áo cũ, như một căn phòng đã hỏng hóc khắp nơi. Cái chết chính là một sự đổi mới, như là thay quần áo hay tu sửa lại phòng ốc, vốn chẳng có gì là đáng ngạc nhiên.

Con người sợ hãi điều này, chính là họ không biết rằng sau khi chết sẽ đi về đâu, sẽ làm cái gì nên mới lo sợ. Nếu bạn biết rằng kiếp sau có thể trở lại nhân gian thì sẽ khác. Như ta vậy, một lần nữa ta sẽ có cơ hội trở thành hòa thượng. Bởi vì ta có mục tiêu, nên ta sẽ không bao giờ phải sợ cái chết.

Ngoài ra ta cảm thấy rằng con người sợ chết còn là vì thân thể không hoạt động được nữa. Nếu cơ thể còn hoạt động thì mới cầu được sự sống, còn nếu nó dừng lại thì chỉ còn là một cỗ xác lạnh trơ.

Nhưng theo quan điểm của Phật giáo, sinh mệnh là bất tử, sự sống chỉ đang thay dạng đổi hình mà thôi. Giống như là nước có thể là nước đá, cho thêm bột thì thành bánh, bốc hơi lên lại thành một tầng mây... Tuy nhiên, bản chất của nước chưa bao giờ thay đổi.

Nói một cách khác, dù hình dáng bên ngoài có thể lưu chuyển sang một hình thái khác, nhưng bản chất của sinh mệt là không sinh cũng không thể diệt, chính là vì còn liên quan với duyên phận nên sẽ đến với những không gian khác mà thôi.

Bởi vậy, ta cho rằng cái chết giống với sự di dân, đi từ địa điểm này sang địa điểm khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Tâm hồn: 5 điều người thông minh có “uốn lưỡi bảy lần” cũng không nói
Tâm hồn: 5 điều người thông minh có “uốn lưỡi bảy lần” cũng không nói
Tâm hồn: 5 điều người thông minh có “uốn lưỡi bảy lần” cũng không nói

Khi nói chuyện, không phải ai cũng biết điều gì nên và điều gì không nên nói. Để giúp cho cả hai người có những cuộc trò chuyện thoải mái, vui vẻ, bản thân bạn cần phải nắm được nghệ thuật nói chuyện. Có câu lời nói gió bay, người thực sự thông minh sẽ không bao giờ có 5 cách nói như sau.

Sinh tử phía trước phải chuẩn bị sẵn sàng

Hẳn nhiên nếu bạn muốn "di dân" thì phải biết mình đã có vốn liếng gì đã. Nếu bạn có nhiều vốn thì đến đâu cũng có thể mua được nhà đẹp xe sang, hưởng vinh hoa phú quý. Nếu vốn liếng thu thiệt thì đến đâu cũng sẽ sống trong nghèo khổ thất vọng.

Phật dạy rằng, khi bạn chết mà không có mục tiêu gì phía trước, hoặc cũng không có vốn liếng thì giống như đã phạm pháp mà bị sung vào quân đội, bị phân đến đâu nơi nào bạn cũng không biết gì, sẽ cảm thấy vô cùng đáng sợ.

Mặt khác, con người sợ chết chính là vì mãi bám vào một chữ "Sống". Bởi trong cuộc sống của một người, họ có nhiều người thân, nhiều địa điểm quen thuộc, thậm chí có nhiều tiền. Nhưng đến khi chết thì lại chẳng mang theo được thứ gì cả, thế nên họ rất luyến tiếc.

Thực ra nhân sinh không phải là "công Dã Tràng" như vậy. Nếu sinh thời bạn luôn hướng về công đức, thì đến khi đi bạn có thể mang được tất cả theo.

Có những người sợ chết là vì sợ rằng đến khi bắt đầu lại, họ sẽ phải làm quen với những cái mới mẻ. Trong cửa Phật gọi đây là "Cách âm chi mê". Bởi vì chuyển sang một thân thể khác chẳng khác gì với việc đổi một quốc gia, thành thị, tất cả những thứ quen thuộc thoắt cái đã trở nên lạ lẫm. Đến lúc hồi sinh chuyện kiếp, ta đâu còn nhớ ai là cha mẹ anh em của mình? Ai là vợ chồng, con cái của mình nữa?

Như vậy hãy tưởng tượng, người trong thiên hạ cho dù thuộc chủng tộc nào, quốc gia nào hay khu vực nào, đều là những người có duyên với ta, đã từng có tình cảm với ta.

Cho nên Phật giáo giảng về Nhân duyên rằng, tất cả mọi người đều sinh tồn là vì có cái duyên bên trong, duyên tụ thì tắc sinh, duyên diệt thì tắc ly gián, duyên khởi thì duyên diệt.

Đạo lý về cái Duyên này mới chính là mấu chốt của sinh tử, trung tâm của tử sinh.

Kết luận

Trên đây là những thông tin lời Phật dạy về cái chết. Hãy đón đọc thêm những bài viết tại chuyên mục https://tuviso.com/tam-hon/ của website Tử vi số để lòng thêm thanh tĩnh.

Tin liên quan

Bạch Trà

Bạch Trà

Mình là Bạch Trà, là một người có đam mê tìm hiểu sâu về các lĩnh vực Tử vi, Nhân tướng và Phong thủy. Mình hy vọng việc vận dụng những kiến thức này sẽ mang đến thuận lợi và bình an cho bạn!


Cùng Chuyên mục

24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
Tâm hồn

24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân giúp bạn học cách để cuộc sống của mình trở nên tươi sang và luôn tràn đầy niềm vui. Đau khổ giống như một thứ mụn, ta càng để ý càng đau khổ, buông bỏ mới có thể thanh thản hơn.

Back to top