Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ sáu, 19-04-2024

Văn khấn khi đi chùa đầu năm và những lưu ý quan trọng nhất

Văn khấn khi đi chùa có gì đặc biệt? Lễ chùa thế nào là đúng? Tại sao phải chú trọng cách thức lễ tại các ban trong chùa? Tử Vi Số sẽ giải nghĩa cặn kẽ cho bạn qua bài viết dưới đây.

Xem thêm

văn khấn khi đi chùa

Lễ chùa đầu năm xưa nay đã là tín ngưỡng của người Việt đặc biệt nhân dịp đầu xuân năm mới. Vào những ngày đầu năm, với không khí tưng bừng rộn ràng sắc xuân. Đâu đâu kéo về dâng hương lên cửa Phật từ chùa làng đến những chùa nổi tiếng của đất nước. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những trình tự và lưu ý khi đọc văn khấn khi đi chùa đúng nhất để không bị thần linh khiển trách.

Ý nghĩa đi chùa xin lộc ngày đầu năm

Đi lễ chùa đầu năm mới là một phong tục tốt đẹp,yếu tố tâm linh gắn liền với văn hóa. Dù bạn có đi làm ăn tha hương nơi xứ người, chỉ cần đến ngày tết được trở về gia đình làng xã ấm áp, thắp nén nhang thơm lên phần mộ ông bà, viếng qua những ngôi chùa làng nhỏ bé hay vào chùa dâng hương đến các vị thần linh là điều tuyệt vời.

Chùa làng không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của nhiều người, đây còn là chốn tâm linh cho con dân.Vào những ngày đầu xuân, các bà, các cụ đều chuẩn bị áo quần tươm tất đi trước, dâu con trong nhà tiếp bước theo sau dâng hương lên Tam Bảo với tất cả tấm lòng thành kính.

Những lưu ý khi đi khấn tại chùa

Chính vì chùa làng hay bất cứ ngôi chùa nào khác là nơi thờ cúng linh thiêng. Vậy nên để làm tốt việc vào chùa dâng hương và đọc văn khấn khi đi chùa được tốt nhất. Người đi lễ chùa cần tuân thủ các thứ tự hành lễ và cách sắm lễ dưới đây.

Khi đi dâng hương tại chùa, bạn sắm lễ chay bao gồm: hương thơm, hoa tươi, trái chín, oản trắng, xôi chè… Tuyệt đối không sắm lễ mặn như thịt trâu, bò, lợn, dê… Việc sắm sửa lễ mặn chỉ được dâng lên bàn thờ điện Thánh, Mẫu thôi nhé.

Trên hương án chính diện của chùa chỉ dâng lễ chay, tuyệt đối không dâng lễ mặn lên đó.
Lễ mặn đơn giản như gà, giò, chả, rượu,… thường được đặt trên ban thờ riêng của ông Đức. Đây là vị thần cai quản toàn bộ các công việc của một ngôi chùa.

Khi vào chùa dâng hương không được sắm hàng mã, tiền âm phủ để cúng Phật. Tiền thật cũng không nên đặt trên hương án của chính điện, bạn nên bỏ vào hòm công đức của chùa.
Không sử dụng hoa giả, hoa dại để dâng lên Phật. Nên sử dụng các loại hoa tươi như hoa huệ, hoa sen, hoa mẫu đơn…

Thứ tự hành lễ và đọc văn khấn khi đi chùa

Đặt lễ vật: Thắp nhang và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
Sau khi đặt lễ ở ban thờ Đức Ông xong, đặt lễ vật đã chuẩn bị lên chính điện và thắp nén nhang.

Nên thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Trong khi thắp hương đều có 3 lễ hoặc 5 lễ. Nếu ở chùa đó có điện thờ Tứ Phủ, thờ Mẫu thì bạn có thể đến đó dâng hương theo ý nguyện.

Cuối cùng là làm lễ tại nhà thờ Tổ, hay còn gọi là nhà Hậu. Đến cuối buổi, sau khi đã hạ hết lễ tại các ban thì bạn đến phòng tiếp khách công đức tùy tâm.

Bài văn khấn khi đi chùa phổ biến nhất – Văn khấn Đức Ông

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….

Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa …………………………….. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”). Chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm. Hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Tử vi số

Tử vi số

Kính chào các quý độc giả của kênh Tử Vi Số, đây là trang thông tin chính thức về các lĩnh vực tử vi, nhân tướng, phong thủy và kiến thức nhân sinh.


Cùng Chuyên mục

Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn

Theo phong tục của Việt Nam thì cứ vào ngày rằm và mùng 1 đầu tháng, người dân lại sắm lễ cúng tại nhà cầu mong bình an, mạnh khỏe, vạn sự như ý. Bên cạnh đó, mọi người còn hay đi chùa cầu xin mọi điều an lành sẽ đến với người thân trong gia đình.

Back to top