Chắc mỗi chúng ta đã từng nghe người ta nhắc đến cụm từ năm nhuận hoặc tháng nhuận. Vậy, năm nhuận là gì, có bao nhiêu ngày và cách tính ra sao? Trong bài viết dưới đây, Tử Vi Số sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi này một cách chính xác nhất.
Năm nhuận là gì?
Một năm bình thường bao gồm có 12 tháng và có 365 ngày. Khi một năm có số lượng ngày và số tháng nhiều hơn như thế (theo lịch dương hoặc lịch âm) thì sẽ được gọi là năm nhuận.
Năm nhuận là năm nếu được tính theo lịch dương thì thừa một ngày, theo lịch âm thì được thêm 1 tháng 13 ngày để đảm bảo được việc lặp lại của năm trên lịch.
Năm nhuận theo âm lịch thường được các nước châu Á sử dụng và coi trọng, ví dụ như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,…
Năm nhuận tính theo dương lịch thường sẽ có thêm 1 ngày vào tháng 2, tháng nhuận sẽ có 29 ngày, không nhuận thì sẽ có 28 ngày. Năm nhuận theo dương lịch sẽ phổ biến ở các nước trên thế giới.
Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
Theo dương lịch: Năm nhuận dương được tính theo thời gian của trái đất quay xung quanh mặt trời hết 365 ngày và 6 giờ.
Ta có cách tính, trong bốn năm thời gian sẽ dư là 6h x 4 = 24 giờ = 1 ngày, thì ngày này được gọi là ngày nhuận. Trong một năm bình thường có 365 ngày, nếu là năm nhuận thì sẽ có thêm 1 ngày là 366 ngày.
Theo âm lịch: Theo chu kỳ quay của mặt trăng và trái đất là 29,35 ngày, nên trong một năm có 354 ngày, cứ 3 năm sẽ dư: 11 ngày x 3 = 33 ngày, tức là hơn 1 tháng.
Năm âm lịch bình thường có 354 ngày, như vậy năm âm lịch sẽ dư ra 1 tháng sẽ có 384 ngày. Âm lịch không có ngày nhuận và chỉ có tháng nhuận.
Như vậy, năm nhuận dương lịch sẽ có 366 ngày và năm nhuận âm lịch có 13 tháng.
Cách tính năm nhuận chuẩn nhất
Sau những thông tin về năm nhuận có bao nhiêu ngày, Tử Vi Số sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính năm nhuận theo dương lịch và âm lịch chuẩn chỉ nhất dưới đây:
Tính năm nhuận theo dương lịch
Để tính năm nhuận theo dương lịch, cách tính dễ và đơn giản nhất đó là lấy năm chia hết cho 4 thì đó chính là năm nhuận dương lịch hoặc ngược lại.
Ví dụ:
- Năm 2012 chia hết cho 4 thì năm 2012 -> năm nhuận.
- Năm 2020, 2024 cũng là năm nhuận dương lịch bởi chúng chia hết cho 4
- Với những năm tròn thế kỷ (có 2 số cuối là 00), hãy lấy năm đó chia cho 400. Nếu chia hết thì năm đó là năm nhuận. Hoặc 2 số đầu chia hết cho 4 là được.
Ta có các ví dụ: năm 1600 hay 2000 là năm nhuận vì chia hết cho 400. Còn những năm như 1900, 1800 thì đều không phải là năm nhuận.
Trong năm nhuận Dương lịch, tháng 2 sẽ được cộng thêm 1 ngày là 29 ngày. Chứ 4 năm sẽ lại có 1 ngày 29 được thêm vào lịch.
Tính năm nhuận theo Âm lịch
Ở Việt Nam hiện nay, âm lịch được tính theo thời gian quay của mặt trăng quanh trái đất. Để tính năm nhuận theo âm lịch, bạn lấy số năm dương lịch chia cho 19.
Nếu năm đó chia hết cho 19 hoặc có số dư là một trong các số 0,3,6,9,11,14,17 thì năm âm lịch đó là năm nhuận và sẽ có tháng nhuận.
Cứ 3 năm liên tục thì âm lịch sẽ ít hơn dương lịch 33 ngày. Để thời gian âm lịch và dương lịch không chênh lệch nhau quá nhiều, người ta căn cứ cứ 3 năm theo lịch âm thì sẽ có 1 tháng nhuận. Dồn tiếp 2 năm nữa sẽ là dư 25 ngày, nhuận gần 1 tháng.
19 năm thì thì sẽ có 19 x 11 = 191 ngày âm lịch bị thiếu. Lấy 191:30=7 thì sẽ có 19 năm sẽ có 7 tháng nhuận âm lịch.
Ta có ví dụ như:
- Năm 2014 là năm nhuận theo âm lịch, vì 2014 chia cho 19 dư 0
- Năm 2019 không phải là năm nhuận theo âm lịch, vì 2019 chia cho 19 dư 5
- Năm 2020 là năm nhuận theo âm lịch, vì 2020 chia cho 19 dư 6
- Năm 2021 không phải là năm nhuận âm lịch, vì 2021 chia cho 19 dư 7 (không phải là năm nhuận âm lịch)
- Năm 2022 không phải năm nhuận âm lịch, bởi 2022 chia cho 19 dư 8 (không phải năm nhuận âm lịch)
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp các thắc mắc về năm nhuận là gì, năm nhuận có bao nhiêu ngày và cách tính năm nhuận dễ dàng vận dụng vào cuộc sống. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến nhiều lợi ích có ý nghĩa dành cho bạn. Đừng quên tham khảo thêm những bài viết hay và hấp dẫn khác tại website và fanpage của tuviso.com.