Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ bảy, 20-04-2024

Năm nay cúng ông Công, ông Táo vào giờ nào thì đẹp để cả năm may mắn?

Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời với nhiều tên gọi khác nhau Tết Táo Quân, Tết ông Công. Vì sao lại có ngày ông Công ông Táo và cúng ông Công ông Táo vào giờ nào thì thích hợp nhất? Bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!

Xem thêm

cúng ông công

Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời với nhiều tên gọi khác nhau Tết Táo Quân, Tết ông Công. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ông Công ông Táo là ai, vì sao lại có ngày ông Công ông Táo và cúng ông Công ông Táo vào giờ nào thì thích hợp nhất. Bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!

Sự tích ông Công, ông Táo

Trao đổi với PV, TS.Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết, trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Nguồn gốc ông Công ông Táo bắt nguồn từ vùng bách Việt với tích kể lại rằng Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Tình cờ, Trọng Cao tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

cúng ông công

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp (ông Công), người chồng cũ là Thổ Địa (ông Táo) trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Táo Quân có vai trò ngăn chặn xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Cũng theo TS.Trần Hữu Sơn, để tỏ lòng biết ơn, người dân sắm  lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà).

Bên cạnh đó, người Việt bày mâm cỗ mặn, bánh kẹo, rượu, trầu cau, hoa quả, quần áo vàng mã… đặc biệt, không thể thiếu cá chép. Bởi cá chép là một phương tiện để ông Công ông Táo cưỡi, bay về trời báo cáo công việc trong gia đình của một năm cũ vào ngày 23 tháng Chạp.

Sau khi báo cáo, đến đêm Giao thừa, Táo quân lại trở về trần gian để trông coi việc bếp lửa của mỗi nhà.

Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào là tốt nhất?

TS Trần Hữu Sơn cho biết, theo quan điểm dân gian, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp thì ngày nay, do bận rộn nhiều công việc mà mỗi gia đình tự lựa chọn cách cúng Táo Quân khác nhau.

Cũng theo TS.Trần Hữu Sơn, quan niệm dân gian cho rằng, từ 11h – 13h là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.

cúng ông công

Tuy nhiên, hiện nay do ngày 23 tháng Chạp có khi vào đúng ngày gia đình đi làm hết không kịp chuẩn bị thì giờ chuẩn nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 7h sáng đến 21h tối ngày 22 tháng Chạp.

Không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện và được trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng nên hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Nếu cúng muộn quá, ông Công ông Táo sẽ không kịp giờ để các thần lên thiên đình.

(Sưu tầm)

Tử vi số

Tử vi số

Kính chào các quý độc giả của kênh Tử Vi Số, đây là trang thông tin chính thức về các lĩnh vực tử vi, nhân tướng, phong thủy và kiến thức nhân sinh.


Cùng Chuyên mục

Những ngôi chùa thiêng nhất Việt Nam phải đến một lần trong đời
Những ngôi chùa thiêng nhất Việt Nam phải đến một lần trong đời
Những ngôi chùa thiêng nhất Việt Nam phải đến một lần trong đời
Bói dân gian

Những chuyến du xuân, hành hương đến vùng đất phật luôn là một nét đẹp văn hóa đã được lưu truyền trải qua hàng nghìn năm văn hiến của người dân Việt, là một đạo lý uống nước nhớ nguồn đã trải qua bao thế hệ. Cùng chúng tôi điểm danh những ngôi chùa, ngôi đền thờ linh thiêng bậc nhất miền bắc mà bạn nên biết và chọn lựa một chuyến du xuân đầy ý nghĩa trong dịp năm mới.

Khám phá bí quyết xua ma đuổi quý hiệu quả nhất mọi thời đại
Khám phá bí quyết xua ma đuổi quý hiệu quả nhất mọi thời đại
Khám phá bí quyết xua ma đuổi quý hiệu quả nhất mọi thời đại
Bói dân gian

Trong cuộc sống của chúng ta, luôn có một số truyền thuyết kỳ lạ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Từ thời xa xưa, chúng ta đã tin vào sự tồn tại của ma và thần và mang đến cho con người rất nhiều nỗi sợ hãi. Trong vấn đề văn hóa dân gian này, chúng ta hãy tìm hiểu bí quyết xua đuổi tà ma để bảo đảm sự an toàn cho bản thân

Bói dân gian: Điềm báo lành dữ - Cẩn thận mất mạng như chơi
Bói dân gian: Điềm báo lành dữ - Cẩn thận mất mạng như chơi
Bói dân gian: Điềm báo lành dữ - Cẩn thận mất mạng như chơi
Bói dân gian

Thiên cơ vẫn có thể lộ, căn bản là ta có nhìn ra được hay không. Việc lành dữ, tốt xấu, may mắn, rủi ro thường có những điềm báo trước. Chúng ta không nên khinh suất trước những sự kiện lạ thường xảy ra xung quanh bạn. Nó có thể là lời mà cố nhân muốn gửi gắm cho bạn. Nhờ vậy mà có thể tránh được nhiều sự cố có thể xảy ra.

Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có phá phách hay không?
Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có phá phách hay không?
Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có phá phách hay không?
Bói dân gian

Bé trai sinh ngày rằm tháng 7 âm lịch liệu có số phận như thế nào? Đứa trẻ sinh ra trong ngày 15/7 âm ịch hầu hết là là chuyển kiếp của những con quỷ cầm đèn hoa sen. Cho nên những đứa bé này sau này lớn lên đều khó lòng quản giáo, hại khắc cha mẹ. 

Kiêng kỵ cúng rằm nhất định phải nhớ để không phạm húy
Kiêng kỵ cúng rằm nhất định phải nhớ để không phạm húy
Kiêng kỵ cúng rằm nhất định phải nhớ để không phạm húy
Bói dân gian

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là tết Nguyên tiêu, là một lễ cổ truyền của nước ta. Ngày nay cũng được xem là ngày đoàn viên của mọi người, cả nhà cùng nhau quầy quần bên mâm cơm yên ấm hòa hợp. Ngày này cũng có các kiêng kỵ cúng rằm cần ghi nhớ để vừa hợp phong thủy, lại tỏ lòng tôn kính đến thần linh.

Back to top