Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ ba, 16-04-2024

Mâm cỗ Trung Thu truyền thống rằm tháng 8 đúng chuẩn

Ngoài bánh nướng, bánh dẻo và đèn lồng ông sao, mâm cỗ trung thu truyền thống của người Việt còn đầy ắp những loại hoa quả, bánh trái được bày biện đẹp mắt. Làm thế nào để có một mâm cỗ đẹp mắt nhất trong dịp Trung Thu sắp đến? 

Xem thêm

mâm cỗ trung thu truyền thống

Tìm hiểu về mâm cỗ Trung Thu truyền thống, biết rằng tết Trung Thu được du nhập về Việt Nam từ thời Lý, nhưng phải đến khi Bác Hỗ gửi thư Trung Thu cho thiếu nhi cả nước, Tết Trung Thu mới thực sự được tổ chức tưng bừng, rộn ràng với nhiều hoạt động vui chơi cho thiếu nhi. Việc treo đèn, bày cỗ cũng trở thành tục lệ, Cứ đến ngày rằm tháng 8 hàng năm, các gia đình cùng nhau rước đèn, phá cỗ, ngắm trăng. Cùng với Tết âm lịch, Tết Trung Thu trở thành dịp lễ cho các thành viên cùng nhau sum vầy.

Ngoài bánh trung thu, đèn lồng, một mâm cỗ Trung Thu với nhiều loại hoa quả, bánh kẹo được bày biện cẩn thận, dâng lên bàn thờ tổ tiên cầu mong bình an, may mắn là điều không thể thiếu. Tùy theo từng vùng, cách bày mâm cỗ Trung Thu sẽ có nhiều loại quả khác nhau, như: bưởi, na dai, hồng đỏ bóng, hồng ngâm, lựu, ổi, cam, mía tím, chuối tiêu, dưa hấu, quả thị, thanh long, nho, cốm…

Tuy nhiên, dù bày loại quả nào, mâm quả Trung Thu muốn đẹp cần có nhiều màu sắc xen kẽ nhau. Chẳng hạn, bạn có thể bày quả màu lạnh: xanh, tím, đen, xen cùng các quả màu nóng: đỏ, vàng, cam.

Không chỉ màu sắc, bạn cũng nên chú ý đến ý nghĩa của từng loại quả. Trong quan niệm dân gian, quả hồng tượng trưng cho niềm hy vọng, trong khi quả na bày tỏ ước nguyện lộc ở và sự sinh sôi. Quả bưởi tượng trưng cho những điều tốt lành, lựu mang tới may mắn. Dưa hấu, dưa vàng thể hiện sự bình an…

Để cả nhà và các bé có một đêm “phá cỗ trăng rằm” thêm ý nghĩa, mẹ có thể tham khảo cách bày trí một mâm cỗ trung thu như sau nhé.
Tiếng trống múa lân rộn rã, những chiếc đèn lồng lung linh và hương bánh nướng thơm phức đang đưa tết Trung thu đến thật gần. Ngoài những điều thú vị này, mẹ còn có thể kể cho bé những câu chuyện thật hấp dẫn về chị Hằng, chú Cuội và ý nghĩa của ngày Trung Thu.

mâm cỗ trung thu truyền thống

1/ Chú chó bưởi đặc biệt

Đây là điểm nhấn đặc biệt nhất trong mâm cỗ. Chú chó này được làm từ những múi bưởi mọng nước được tách, ghép khéo léo. Tiếp đó, người ta sẽ lấy 2-3 hạt đậu đen làm mắt, mũi khiến chú chó thêm sinh động và hấp dẫn.

2/ Trái cây

Những loại quả đặc trưng của mâm cỗ Trung thu chính là chuối, bưởi, thị, hồng đỏ, na dai, dưa hấu, đu đủ, táo… Càng nhiều trái cây đa dạng màu sắc thì càng tốt. Tốt nhất là nên có cả quả xanh, quả chín xen kẽ nhau. Nếu khéo tay, mẹ có thể sắp xếp các loại quả trên thành hình dáng các con vật hay chú lật đật ngộ nghĩnh và để xung quanh.

3/ Các loại bánh

Đơn giản nhất là những chiếc bánh Trung thu với các hương vị quen thuộc như đậu xanh, hạt sen hay mới lạ với bánh trung thu rau câu, bánh trung thu ngàn lớp, bánh dẻo tuyết…

Để làm mâm cỗ thêm hấp dẫn, mẹ có thể chọn nhiều loại bánh với nhiều hình dáng khác nhau từ tròn, vuông hay hình các con vật dễ thương. Nếu muốn bé thêm háo hức, mẹ có thể chọn bánh có hình con giáp theo số tuổi của bé nhé.
Ngày tết Trung thu cũng gắn liền với vị hoàng đế Đường Huyền Tông. Ông vua này còn được biết đến với cái tên Đường Minh Hoàng.

4/ Lồng đèn

Một vật cần có khác trong mâm cỗ Trung thu là những chiếc lồng đèn đầy màu sắc. Mẹ nên chọn những lồng đèn truyền thống như hình ông sao để mâm cỗ thêm đẹp và ý nghĩa nhé.

Tùy vào sở thích, điều kiện gia đình, sự khéo tay mà mẹ có thể sáng tạo ra một mâm cỗ Trung thu thật đẹp và cuốn hút cho nhà mình. Trên đây chỉ là những điều chủ yếu nhất mà thôi. Chỉ cần một mâm cỗ thế này, tết Trung thu của bé sẽ càng thêm đáng nhớ rất nhiều.

(Sưu tầm)

Tử vi số

Tử vi số

Kính chào các quý độc giả của kênh Tử Vi Số, đây là trang thông tin chính thức về các lĩnh vực tử vi, nhân tướng, phong thủy và kiến thức nhân sinh.


Cùng Chuyên mục

Back to top