Làm người có thể không theo Phật, nhưng nhất định phải sống như Phật. Đối với chính mình thì phải biết tự giác ngộ, đối với người khác thì phải học cách cảm thông.
Sống như Phật, then chốt nằm ở chữ “Thiện”. Điều này cũng giống như tu thiền, cần nhất là một chữ “Tĩnh”.
Mọi chúng sinh đều có thể thành Phật nếu có Phật tính. Người với người lấy cái đức để đối đãi nhau thì chính là sống như Phật.
Cuộc đời nên xoay quanh cái “Hòa”. Vậy nên mới có câu “dĩ hòa vi quý”. Hòa bình, hòa thiện cũng tồn tại vì lẽ này.
Ở đời còn nên biết đến cái “Nhẫn”. Nhẫn có nhiều loại nhẫn. Có nhẫn nhịn, cũng có nhẫn nại. Vậy nên, người đang nhẫn như ngọc đang mài.
Người ở đời, phúc đến thì lòng hân hoan, mà họa đến thì tâm thảm sầu. Vậy thì đón phúc tránh họa, như vậy người tất sẽ bình an vô sự.
Vạn sự trên đời, chỉ cần thuận theo tự nhiên, tùy cơ ứng biến, không cưỡng không cầu thì sẽ đạt được cái tâm như Phật.
May mắn chẳng qua cũng là do nói ít làm nhiều, nhìn nhiều, học nhiều mà ra. Nhân sinh có phúc lành hay không, do chính bạn định đoạt.
Thiện tâm là ngọn đèn soi sáng lòng người; Huệ tâm là bấc đèn giữ ngọn lửa trường cửu. Người lương thiện thì gặp dữ hóa lành, người thông tuệ thì gặp hung hóa cát.
Sống mà không chê người xấu đẹp, không trách người oán ân thì chính là thiện tâm. Người mà lúc nào cũng giữ lòng thẳng thắn, ngày đêm chuyên tâm giữ vững lý tưởng thì chính là hành đạo.
Người có tấm lòng lương thiện thì bề ngoài nhất định hiền hòa. Người biết hài lòng với cuộc sống thì lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc. Tham và dục là cội nguồn của khổ đau, chỉ có đạm, nhạt mới là cội nguồn của hạnh phúc.
Xem thêm: Chưa tu và tu rồi!