Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ năm, 25-04-2024

Kinh Vu lan báo hiếu, những điều nên và không nên làm trong đại lễ Vu lan

Kinh Vu lan báo hiếu cùng những điều nên và không nên làm trong đại lễ Vu lan. Ngày này diễn ra vào tháng 7 âm lịch hàng năm, mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cái dành cho các đấng sinh thành.

Xem thêm

kinh vu lan báo hiếu

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo, được tổ chức vào dịp 15 tháng 7 âm lịch hằng năm. Lễ Vu Lan năm 2022 rơi vào Thứ 6, ngày 12 tháng 8 dương lịch.

Dưới đây, hãy cùng Tử Vi Số tìm hiểu về bài Kinh Vu lan báo hiếu, cùng những điều nên và không nên làm trong ngày lễ truyền thống của dân tộc chúng ta.

Kinh Vu lan báo hiếu

Đây là bài kinh tuy ngắn mà có ý nghĩa cao vợi, hướng thượng, lại vừa thiết thực, đáp ứng lòng từ bi, hiếu thảo của mọi người mong muốn đền ơn, đáp nghĩa đấng sinh thành.

Trước khi tụng kinh, thí chủ thắp 3 cây hương, quỳ ngay thẳng, cầm hương ngang trán niệm lớn. Nội dung của bài Kinh Vu lan báo hiếu như sau:

Phần 1

Nội dung: Nguyên nhân Đức Phật thuyết kinh

Ngài Mục Kiền Liên là đại đệ tử của Thế Tôn, với lòng hiếu thảo mong muốn giúp đỡ mẹ mình đã lâu, nay nhân dịp Ngài chứng đắc sáu phép thần thông, liền muốn dùng những thần thông ấy tìm xem người mẹ quá cố của mình hiện thời đang ở đâu, để cứu giúp, báo đáp ân đức sinh thành.

Ngài dùng Thiên nhãn thông để nhìn suốt khắp sáu cõi, thì biết rằng mẹ mình đang ở cõi ngạ quỹ, bị bỏ đói chỉ còn trơ da xương, khốn khổ vô cùng. Thấy vậy, Ngài liền mang cơm đến cho mẹ ăn.

Được cơm, mẹ Ngài vội lấy tay trái che dấu không cho ai thấy, tay phải bốc cơm mà ăn. Nhưng thương thay, nắm cơm vừa tới miệng liền biến thành cục lửa than cháy bỏng, nên không thể nào ăn được, cứ như thế tái diển mãi, tình cảnh rất thương tâm.

Ngài Mục Kiền Liên không thể nào cứu giúp mẹ, rất bi ai, liền trở về bạch với Đức Phật sự việc như thế để nhờ Thế Tôn giúp đỡ.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Phần 2

Nội dung: Thế Tôn chỉ dạy Ngài Mục Kiền Liên con đường hay phương pháp để cứu mẹ mình thoát khỏi thảm cảnh.

Thế Tôn giải thích cho ngài Mục Kiền Liên rỏ, vì căn tánh  tham sân si của mẹ Ngài quá sâu dày, bất thiện nghiệp quá nặng nề, nên phải thọ quả báo tương ứng. Thế nên không phải chỉ riêng một mình Ngài Mục Kiền Liên không cứu được mẹ mình, mà thậm chí các vị đạo sỹ, các vị thiên thần, địa thần, quỹ thần, cho đến Tứ Thiên Vương cũng không thể làm gì được.

Chỉ có biện pháp duy nhất là phải nhờ uy lực của chư Tăng trong mười phương (Thập phương tăng) mới cứu đặng mẹ ngài Mục kiền Liên cùng những người khổ nạn khác được thoát khỏi khổ cảnh (siêu thoát).

Nhân ngày Tự tứ vào ngày rằm tháng 7, các hiền thánh tăng là các vị tỷ-kheo đang tu thiền định nơi rừng núi, đến các vị đã chứng đắc bốn đạo quả, hay là các vị tỷ kheo thuộc hàng Thanh văn, Duyên Giác đủ sáu phép thần thông giáo hóa tự tại, hay là các Bồ tát Đại sĩ thuộc hàng Thập địa đang hiện thế phương tiện tỷ-kheo, tất cả đều quy tụ trong Tăng chúng đồng đẳng nhất tâm tập hợp về cùng một trú xứ để thọ lễ Tự tứ.

Vì tất cả các vị tỷ-kheo tụ hợp về thọ lễ Tự tứ đều là những người có đầy đủ giới hạnh trang nghiêm, có chánh định thù thắng, có chánh trí tuệ thù thắng nên tạo thành giới pháp đạo đức sâu rộng mênh mông, có oai lực cảm ứng, có thần lực hộ trì chiêu cảm, có hiệu lực tác động thật là vô cùng linh ứng, quảng đại, vô biên.

Vào ngày Tự tứ vào rằm tháng bảy này, chúng ta, mỗi người hãy vì cha mẹ hiện tại và trong bảy đời quá khứ, cùng những người đang ở trong vòng khổ nạn mà sửa soạn các loại đồ ăn thức uống, quả củ, trái cây đủ loại hương vị, ngon bổ, thượng vị, chay tịnh; các loại nhang đèn, hương hoa thanh tịnh mà dâng cúng dường các vị Hiền thánh tăng.

Khi thực hiện các điều trên với lòng thành kính thì cha mẹ và bà con trong đời này, nếu đã quá vãng thì được thoát khổ trong ba đường (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) không còn cảnh đói khổ; nếu cha mẹ đang còn sống thì được hưởng phước lạc sống lâu; đến như cha mẹ trong bảy đời sẽ được tái sinh nơi Thiên giới Tha hóa tự tại.

Các món cúng dường chay tịnh được đặt trước bàn thờ Phật tại tư gia hay trong các ngôi chùa, tháp. Trước khi thọ trai các vị Thập phương tăng chúng dùng định lực chú nguyện cho trai chủ, chú nguyện cho đến cha mẹ bảy đời của trai chủ với năng lực hộ trì từ oai lực vô biên của giới định tuệ sâu thẳm.

Sau khi Ngài Mục Kiền Liên thực hiện lời chỉ dạy của Thế Tôn tức thời tiếng rên la bi thảm của mẹ Ngài không còn nữa và trong ngày ấy bà được thoát khỏi cảnh khổ trong kiếp ngạ quỷ.

Phần 3

Nội dung: Thế Tôn chỉ dạy bổn phận và phương pháp thể hiện hiếu thảo đối với cha mẹ của tất cả mọi người.

Đức Phật dạy, bất cứ ai từ hàng vương công phú quý đến hạng nghèo hèn cùng khổ đều có thể thực hiện lòng hiếu thảo của mình đối với cha mẹ hiện tiền hay quá cố bằng cách vào ngày rằm tháng bảy, vào ngày Tự tứ sửa soạn trai lễ cúng dường Thập phương tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được sống lâu trăm tuổi, không bệnh, không khổ; cha mẹ trong bảy kiếp của mình được thoát khỏi cảnh khổ, được sanh thiên giới.

Người Phật tử phải thực hiện lòng hiếu thảo của mình, phải thành tâm, thường xuyên tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ hiện tại và cha mẹ trong các tiền kiếp, đồng thời thực hiện lễ cúng dường tăng chúng vào ngày tự tứ, rằm tháng bảy hàng năm để chú nguyện cho cha mẹ mình.

Những việc nên làm trong ngày Vu Lan báo hiếu

kinh vu lan báo hiếu

Đi chùa cầu bình an cho bố mẹ

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ trong kinh Phật, vì vậy đây là một dịp tốt cùng gia đình đi chùa để cầu an, cầu siêu, niệm kinh, làm công quả hoặc cúng dường, thả đèn hoa đăng.

Đi chùa vừa là để cầu an cho gia đình, gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình, vừa là cách để tâm hồn bạn được lắng lại giữa bộn bề cuộc sống và lan tỏa thật nhiều tình yêu thương, nhân ái đến mọi người.

Khi đi chùa, bạn cần tuân theo các quy tắc như ăn mặc giản dị, kín đáo với tinh thần tôn kính để giữ tôn nghiêm nơi linh thiêng bạn nhé.

Thăm viếng mộ tổ tiên

Ngày lễ Vu Lan là ngày để tri ân, kính nhớ tổ tiên, hướng về nguồn cội. Bạn nên ra phần mộ tổ tiên để thăm viếng, chăm sóc để bày tỏ lòng tưởng nhớ của mình.

Hãy đem những việc tốt trong năm để dâng lên ông bà và cầu nguyện cho gia đình được bình an, cũng như điểm lại những việc chưa đúng để khắc phục sửa chữa trong tương lai.

Làm cỗ cúng để dâng lên ông bà tổ tiên

Mâm cơm cúng ông bà tổ tiên là một nghi thức không thể thiếu của dân tộc Việt Nam trong ngày lễ Vu Lan. Tùy theo truyền thống ở địa phương mà mỗi gia đình có thể chọn cúng món chay hoặc món mặn. Mâm cơm cúng này thể hiện lòng thành kính của con cháu, mang ý nghĩa tổ tiên được an nghỉ nơi chín suối.

Nghi lễ bông hồng cài áo

kinh vu lan báo hiếu

Trong ngày lễ Vu Lan, tại các hội đoàn và pháp hội thường tiến hành nghi lễ bông hồng cài áo. Đây là một nghi thức đẹp và ý nghĩa, thể hiện lòng hiếu đạo. Bông hồng đỏ được dành cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời và bông hồng trắng thì cho những người mà cha mẹ đã rời xa cõi trần thế.

Nghi lễ đầy nhân văn này nhắc nhở chúng ta rằng hãy quý trọng thời gian tươi đẹp như hoa hồng đỏ thơm ngát lúc ba mẹ còn bên cạnh, để sau này không phải hối tiếc khi Người rời xa ta, như bông hồng trắng buồn bã nơi ngực áo.

Mua quà tặng ông bà cha mẹ

Sẽ thật tuyệt khi bạn gửi một món quà ý nghĩa đến những bậc sinh thành của mình, kèm theo đó là những lời chúc ấm áp. Bạn hãy lưu ý đến sở thích và thói quen của người thân để lựa chọn được những món quà ý nghĩa nhất nhé.

Món quà ý nghĩa nhất là món quà xuất phát từ tình yêu thương chứ không thể hiện qua giá trị vật chất. Chẳng có món quà đắt tiền nào ý nghĩa bằng việc nhìn thấy con cái mạnh khỏe, anh chị em hòa thuận, con cháu có thời gian về thăm bố mẹ ông bà, sum vầy đầm ấm bên nhau.

Đừng quên gọi về hỏi thăm các đấng sinh thành nếu ở xa

Nếu đang bận rộn với công việc mà không thể trở về bên cạnh cha mẹ trong lễ Vu Lan, hãy dành một ít thời gian để gọi điện hỏi thăm cha mẹ, ông bà nhé. Được con cháu quan tâm hỏi thăm không chỉ trong ngày này – mà thậm chí còn hay thường xuyên gọi về, đó mới chính là điều ý nghĩa nhất đối với cha mẹ, ông bà.

Những việc không nên làm trong ngày Lễ Vu Lan báo hiếu

Tránh tổ chức tiệc cưới hỏi hoặc khai trương kinh doanh

Dân gian Việt Nam quan niệm tháng 7 là tháng cô hồn, là lúc quỷ môn quan mở ra, những vong hồn dưới địa ngục sẽ lang thang ở cõi trần và quậy phá. Vì vậy, trong tháng 7 nói chung và vào lễ Vu Lan nói riêng, bạn nên kiêng kị các công việc trọng đại như tổ chức cưới hỏi hay khai trương kinh doanh.

Tránh sát sinh

Sát sinh trong tháng 7 sẽ khiến các thành viên trong gia đình gặp phải hạn như đau ốm, mất tiền hoặc ảnh hưởng hạnh phúc gia đình. Do đó, trong ngày lễ này, bạn nên đi phóng sinh và làm nhiều điều tốt để tích đức cho bản thân và gia đình nhé!

Tránh làm điều xấu

Đạo Phật cho rằng nếu làm nhiều việc xấu sẽ nhận về những quả báo tương đương, nên mọi người hãy tránh làm điều xấu như gây gổ hay đánh nhau với người khác, để cho tâm hồn được thanh thản, an yên.

Đặc biệt trong lễ Vu Lan, bạn nhớ làm nhiều việc thiện, lan tỏa yêu thương và thật thành tâm cầu nguyện cho gia đình, cha mẹ, ông bà được bình an, hạnh phúc nhé!

Bạch Trà

Bạch Trà

Mình là Bạch Trà, là một người có đam mê tìm hiểu sâu về các lĩnh vực Tử vi, Nhân tướng và Phong thủy. Mình hy vọng việc vận dụng những kiến thức này sẽ mang đến thuận lợi và bình an cho bạn!


Cùng Chuyên mục

24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
Tâm hồn

24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân giúp bạn học cách để cuộc sống của mình trở nên tươi sang và luôn tràn đầy niềm vui. Đau khổ giống như một thứ mụn, ta càng để ý càng đau khổ, buông bỏ mới có thể thanh thản hơn.

Back to top