Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ sáu, 29-03-2024

Kiêng kị đi chùa năm Canh Tý 2020 tuyệt đối không thể bỏ qua đối với Phật tử

Kiêng kị đi chùa đầu năm Canh Tý 2020 bao gồm những chú ý cho người dân đối với việc lễ chùa. Việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày. Mọi người đi đến chùa để cầu xin từ chuyện cầu bình an, sức khỏe đến việc mong “trời Phật phù hộ” cho kết quả học tập của con cái, hay chuyện làm ăn, buôn bán sẽ thuận lợi và ngày càng tốt hơn.

Xem thêm

kiêng kị đi chùa năm canh tý

Kiêng kị đi chùa năm Canh Tý 2020

Kiêng kị đi chùa năm Canh Tý 2020 sẽ giúp cho chúng ta vừa thể hiện được lòng thành kính, lại giúp bạn có thể đạt được nhiều nguyện ước. Mỗi dịp tết đến xuân về, nhiều người lại đổ xô về chùa chiền để cầu phúc. Đương nhiên đây cũng là lúc chúng ta cần phải biết lựa chọn trang phục, lễ phật vầ chú ý đến các cấm kỵ. Việc làm này cũng là để không phạm các bậc bề trên

Về cách ăn mặc

Kiêng kị đi chùa năm Canh Tý về cách ăn mặc: Ăn mặc phóng túng có thể dễ dàng khơi dậy những tư tưởng xấu, tà niệm và dẫn đến hành vi cư xử tà dâm, vì vậy, các bạn nữ khi mặc y phục nên chú ý:
Nên mặc những y phục có màu sắc tươi sáng giản dị, tránh mặc quần áo có màu sắc sặc sỡ, loè loẹt.
Không nên mặc quần ngắn, váy ngắn hay những đồ bó sát làm lộ thân thể.
Không nên mặc áo hở ngực, hở lưng và rốn. Nếu bạn mặc quần áo như vậy đi chùa, cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tạo nghiệp.

Không nên mặc quần áo trong suốt. Ví như có thể nhìn xuyên qua áo ngoài mà thấy màu sắc của áo lót bên trong, thậm chí đường viền của áo lót, hay thông qua những chiếc quần, bạn có thể nhìn thấy màu sắc của quần lót, và thậm chí đường viền quần lót cũng lộ ra… những điều này đều rất không tốt.

Đừng xức nước hoa. Động vật vì để thu hút bạn đời nên mới phát mùi, vậy bạn dùng nước hoa để làm gì? Chùa chiền là nơi linh thiêng, chính thế mà chúng ta nên giản dị nhất có thể.

Ngoài những việc cần chú ý như trên, cũng cần lưu ý rằng không phải chỉ ăn mặc giản dị là được. Đừng cố tình trang điểm nhằm cho mình trông rất thanh khiết. Nhìn bề ngoài thì không có vấn đề gì, nhưng chỉ khi nội tâm hiển lộ vẻ đẹp tinh khiết của mình, đó mới là giá trị đích thực.

Về lễ nghi

Tiến vào cổng chùa: Đi bên trái thì nhấc chân trái, đi bên phải thì nhấc chân phải trước. Hơn nữa thông thường sẽ có ba cổng chùa, và chúng ta chỉ nên đi hai bên, không đi cổng chính giữa.

Khi đi qua cổng tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó, du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

Kiêng kị đi chùa năm Canh Tý: Không gây ồn ào ở chùa chiền, cũng không hút thuốc, trêu đùa, ăn uống quá đà trong chùa.

Không nên đi gần hay sát cạnh các nhà sư, tuyệt đối không được chạm vào thân thể hay bàn tay của nhà sư, ngay cả với những vị sư già và rất quen thuộc, đều tuyệt đối không được động đến. Đừng tạo thêm nghiệp, đừng tự biến mình thành minh chứng xấu.

Tuyệt đối không được ở chung phòng đơn độc cùng với người xuất gia, nhất là với cửa ra vào và cửa sổ đóng kín, đặc biệt kỵ nhất là ở am sư, đó không phải là nơi mà phụ nữ có thể vào.

Chuẩn bị lễ vật

kiêng kị đi chùa năm canh tý

Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,…vv. Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,…vv.

Kiêng kị đi chùa năm Canh Tý: Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau,..) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

Hoa tươi lễ phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,…không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại….

Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.

Thắp hương

Tự mình châm hương, không cần đốt bó lớn, chỉ 1-3 nén là đủ. Mặt hướng tới đại điện, hai tay nắm nhẹ nén hương, nam tay trái ở trên tay phải ở dưới, nữ tay phải ở trên tay trái ở dưới, vẩy nhẹ cho lửa nhỏ dần chứ không nên thổi tắt.

Kiêng kị đi chùa năm Canh Tý: Dâng hương chỉ cần làm ở Phật đường chính là được, còn mỗi bạn thì tới vái ba vái, không cần đốt nhiều nhang đèn, chủ yếu là tâm thanh tịnh.

Khi dâng hương phải giơ cao quá đầu, nhắm mắt hứa nguyện rồi vái ba vái, không được giơ hướng thấp dưới thân.

Sau khi vái xong, mang hương tới cắm vào lư thì phải dùng tay trái, không được dùng tay phải. Phật giáo cho rằng, tay phải thường dùng để sát sinh, chỉ có tay trái còn tương đối thuần khiết.

Lễ nghi bái Phật

Trước ngày dâng hương lễ phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện,…vv.

Kiêng kị đi chùa năm Canh Tý: Sau khi dâng hương thì nhắm mắt, hướng tới phía Đông (thông thường cửa chùa ở phía Nam), bước 3 bước hứa nguyện rồi vái 3 vái. Lần lượt làm với hướng Nam và hướng Bắc.

Tới cửa Phật chủ yếu là dâng tâm hương, đốt đèn là thắp sáng chính lương tâm của mình nên chỉ cần đốt 1 nén, nhiều nhất là 3 nén. Một nén kính Phật, một nén kính pháp, một nén kính tăng.

Nếu ở nơi Phật đường có đệm quỳ thì nam quỳ bên trái ban, nữ quỳ bên phải ban.

Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.

 

Khả Duyên

Khả Duyên

Mình là Khả Duyên, một người có đam mê và nhiệt huyết tìm hiểu về tử vi số học. Với những kiến thức được học hỏi, hy vọng sẽ gửi tới bạn đọc nhiều thông tin hữu ích trong đời sống.


Cùng Chuyên mục

Khám phá bữa cơm tất niên không thể thiếu trên bàn ăn người Việt mỗi độ tết đến xuân về
Khám phá bữa cơm tất niên không thể thiếu trên bàn ăn người Việt mỗi độ tết đến xuân về
Khám phá bữa cơm tất niên không thể thiếu trên bàn ăn người Việt mỗi độ tết đến xuân về
Tết nguyên đán

Bữa cơm tất niên chính là mâm cơm cuối cùng của năm. Khi các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần, dâng lên tổ tiên mâm cũng cảm tạ một năm đã qua. Bữa cơm này rượu thịt đầy đủ, cả nhà cùng nhau cạn chén chúc tân niên. Mong muốn năm tới sẽ làm ăn phát đạt, cùng nhau sống vui vẻ hạnh phúc.

Phong tục tạ mộ ngày tết năm 2020 - Ý nghĩa nhân văn đằng sau tập tục ngàn đời
Phong tục tạ mộ ngày tết năm 2020 - Ý nghĩa nhân văn đằng sau tập tục ngàn đời
Phong tục tạ mộ ngày tết năm 2020 - Ý nghĩa nhân văn đằng sau tập tục ngàn đời
Tết nguyên đán

Tảo mộ ngày tết là một phong tục đã có từ lâu, truyền đời từ thế hệ này qua thế hệ khác. Theo dòng chảy của thời gian, con người đi tảo mộ để nhớ về nguồn cội, bày tỏ sự biết ơn đối với tổ tiên. Không chỉ là một phong tục, mà việc tảo mộ nay đã thành nét đẹp văn hóa, nâng cao phẩm chất uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Cúng gạo muối đêm giao thừa 2020, cả năm no đủ như "Chuột sa chĩnh gạo"
Cúng gạo muối đêm giao thừa 2020, cả năm no đủ như
Cúng gạo muối đêm giao thừa 2020, cả năm no đủ như "Chuột sa chĩnh gạo"
Tết nguyên đán

Năm Canh Tý, cúng gạo muối đêm giao thừa có phải là sự lựa chọn hợp lý hay không? Nên để gạo muối ở mâm cúng trong nhà hay ngoài trời? Theo phong tục truyền thống, một lễ cúng giao thừa đầy đủ sẽ gồm 2 lễ: Cúng giao thừa trong nhà và cúng giao thừa ngoài trời.

Cúng Tất niên 2020 chọn ngày nào tốt? Mâm cúng lễ Tất niên đầy đủ nhất?
Cúng Tất niên 2020 chọn ngày nào tốt? Mâm cúng lễ Tất niên đầy đủ nhất?
Cúng Tất niên 2020 chọn ngày nào tốt? Mâm cúng lễ Tất niên đầy đủ nhất?
Tết nguyên đán

Cúng lễ Tất niên là một ngày lễ truyền thống của dân tộc, có người chọn làm đơn giản vào ngay ngày cuối cùng của tháng Chạp, nhưng cũng có những người cầu kỳ muốn chọn một ngày thật đẹp để làm lễ lớn nhằm thể hiện gia thế và địa vị của mình.

Phong tục cầu may năm mới 2020: đặt tiền mừng tuổi dưới gối
Phong tục cầu may năm mới 2020: đặt tiền mừng tuổi dưới gối
Phong tục cầu may năm mới 2020: đặt tiền mừng tuổi dưới gối
Tết nguyên đán

Phong tục dân gian đầu năm đặt tiền mừng tuổi dưới gối là một trong những cách để cất giữ tiền. Hơn nữa thì chúng ta cũng có thể thông qua đó để cầu mong một năm mới công việc ổn định. Gặp được nhiều may mắn đối với khả năng kiếm tiền của bản thân. Phong tục này cũng có từ lâu đời và được con cháu truyền tụng theo năm tháng. Trong năm mới 2020, cũng đừng quên phong tục này nhé.

Back to top