Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ sáu, 19-04-2024

Kiên Định và Cố Chấp: Sự khác biệt làm nên thành bại một đời!

Trong cuộc sống, ta thường xem Kiên Định là một đức tính tốt. Tuy nhiên, nét tính cách này của con người khi được phản ánh vào trong Phật Giáo dường như thường bị đánh đồng với Cố Chấp. Vậy thì rốt cuộc Kiên Đình và Cố Chấp khác nhau ở đâu? 

Xem thêm

kiên định

Phật giáo nói gì về Cố Chấp?

Đạo Phật quan niệm rằng một trong số những tâm lý tiêu cực cần chuyển hóa càng sớm càng tốt là tâm lý cố chấp bởi đó là một “thành viên cứng đầu” tạo lực cản không nhỏ làm trì trệ, bế tắc và thậm chí, đưa đến sự nản lòng của chúng ta trên con đường tu tập và chuyển hóa. Người nào thiên nặng về tâm lý cố chấp được Đức Phật gọi là người “cố chấp”, “chấp trước”, “khó nói” và là đối tượng để Ngài giáo hóa và nhắc nhở. 

Đức Phật từng tuyên bố rằng, người nào có thể bỏ bớt “cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả” thì sở tri kiến sẽ được đoạn giảm dần (Kinh Đoạn giảm, Trung bộ kinh số 8) và dĩ nhiên, đau khổ cũng theo đó giảm dần. Khi làm như vậy, người ấy sẽ tự mình nới lỏng sợi dây ràng buộc để nhẹ nhàng hơn, bớt căng thẳng và ngột ngạt hơn. Trong bài kinh này, Đức Phật cũng nhấn mạnh rằng “con người tự mình bị rơi vào bùn lầy thì không thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy”, một người cố chấp tư kiến, tự ràng buộc mình, không tự giải thoát thì không thể nào giúp người khác từ bỏ cố chấp tư kiến được. Nói cách khác, người cố chấp thì không thể khuyên người khác đừng có cố chấp! Đây là sự thật hiển nhiên vì một khi không tự giúp mình thì không thể giúp ai! Và thực tế hơn, không ai có thể cho đi những gì mình không có!

Sự thật về Kiên Định

Tuy nhiên, khi nói về Cố Chấp, nhiều người dường như đã có cái nhìn sai lầm khi nhầm lẫn giữa Cố Chấp và Kiên Định. Phật dạy phải buông bỏ Cố Chấp vì nó thứ ghìm chân người ta lại. Nhưng nếu vẫn là tính cách này, vẫn là sự kiên trì ấy nhưng được đặt vào đúng hoàn cảnh, sử dụng đúng cách và có chừng mực thì nó sẽ trở thành Kiên Định. Ngược lại với Cố Chấp, Kiên Định sẽ giúp bạn đi xa hơn và nhìn thấy cuộc đời này rõ ràng hơn. 

Nhắc tới từ “kiên nhẫn, kiên định”, thông thường chúng ta sẽ liên tưởng đến cảnh một ai đó đang cố gắng thoát ra khỏi hoàn cảnh khốn cùng của bản thân, hay đang cố gắng hoàn thành một công việc, một sự nghiệp nào đó. Nhưng trong cuộc sống đời thường, loại khí phách này có rất nhiều biểu hiện vừa tinh tế lại vừa kỳ diệu. Trong mỗi người đều có tiềm lực ý chí kiên nhẫn, bền gan vững chí, kiên định của bản thân mình, có thể vui vẻ đón nhận khó khăn trong cuộc đời mà vượt lên.

Tâm hồn: Quan kỳ bất ngữ chân quân tử (Xem Cờ Không Nói Mới Là Quân Tử Thật)
Tâm hồn: Quan kỳ bất ngữ chân quân tử (Xem Cờ Không Nói Mới Là Quân Tử Thật)
Tâm hồn: Quan kỳ bất ngữ chân quân tử (Xem Cờ Không Nói Mới Là Quân Tử Thật)

Nhân vô thập toàn, không có ai là toàn vẹn. Phàm là người thường đều sẽ có sở trường cùng khuyết điểm. Nhưng làm thế nào để nói chuyện và cư xử với người khác theo đúng tác phong chuẩn mực. Đó cũng là một loại học vấn, như câu thành ngữ “Quan kỳ bất ngữ chân quân tử”.

Ví như một người đã lựa chọn con đường tu hành, hoàn thiện bản thân, trở về với bản tính lương thiện ban đầu nhưng lại không thể kiên định được với con đường mình đã lựa chọn này thì sẽ dễ dàng bị dừng giữa đường. Cho nên, “Kiên nhẫn, kiên định” là yếu tố quan trọng nhất để dẫn đến thành công của một người.

Người kiên nhẫn, kiên định khi gặp phải vấn đề sẽ không bao giờ đi trách tội người khác, thoái thác trách nhiệm. Họ luôn bồi dưỡng cho bản thân một loại ý thức mạnh mẽ, chính là tự mình gánh chịu trách nhiệm. Điều này có thể khiến họ tự mình giải quyết được vấn đề mà không rơi vào vũng bùn tuyệt vọng và chỉ biết oán trách người khác.

Một người bình thường sẽ luôn vì những việc không hài lòng mà phát tiết cáu giận bực tức thậm chí oán hận người khác, nhưng người có khí phách sẽ hiểu rõ rằng, oán hận là vô ích. Kỳ thực, kiên nhẫn còn bao hàm một tầng ý nghĩa đó là luôn có một tâm tính tốt đẹp. Một người muốn đi qua được những lúc “sóng to gió lớn” hay “lúc hiểm nghèo” thì thực sự phải hiểu rõ và tin vào bản thân mình. Người kiên nhẫn, kiên định sẽ luôn có thói quen tăng cường tín niệm, bồi dưỡng năng lực giác ngộ của bản thân.

Mấu chốt của khí phách và lòng can đảm, sự hiểu biết của bản thân chính là tiếp nhận được sự không hoàn mỹ cũng như giới hạn của mình. Người thông minh sẽ hiểu rõ và tiếp nhận được những thiếu sót và sở trưởng của bản thân mình, từ đó mà thích ứng được với mọi hoàn cảnh. Mỗi người, trong nội tâm đều có những điều phải suy nghĩ, phải “đấu tranh, vật lộn” và mỗi người cũng sẽ có những định nghĩa khác nhau về sự thành công và về ý nghĩa của cuộc đời. Hơn nữa, điều kiện hoàn cảnh, mục đích sống của mỗi người lại có sự khác biệt cho nên, lấy người khác làm thước đo cho bản thân mình thì chẳng những phí công vô ích mà còn làm hại bản thân mình.

kiên định

Người kiên định hiểu được mục đích của con đường mình đã chọn, hiểu được ý nghĩa của những việc mình làm cho nên họ không dễ dàng buông thả bản thân, để bản thân rơi vào trạng thái trầm luân, không vựng dậy được. Khi gặp cảnh khó khăn, gian nan thử thách, những khảo nghiệm trong cuộc đời, họ có thể đối mặt với chúng mà nở một nụ cười rồi bước đi tiếp.

Người kiên định hiểu được rằng, mọi việc trong cuộc sống không thể mãi tính toán mà ra được, bởi vì khó có thể biết trước được tường tận điều gì. Cho nên, họ chỉ một mực kiên nhẫn, kiên định, họ tin rằng có tín niệm thì sẽ thành công. Họ không cố chấp vào những tính toán ấy để khi gặp hoàn cảnh không thuận lợi thì bị suy sụp mà ngã xuống.

Nếu bạn đã lựa chọn được con đường đi đúng đắn cho bản thân mình, hay đang bước đi trên con đường ấy rồi thì hãy lựa chọn Kiên Định, bạn nhất định sẽ đi được đến cuối cùng của con đường đó. Cố Chấp có thể là thứ khiến ta chìm vào u tối, nhưng Kiên Định sẽ là ánh sáng giúp ta hướng tới tương lai. Chỉ có Kiên Định với tín niệm của bản thân mình bạn mới không vì một chút khó khăn, khổ nạn mà dễ dàng dừng lại giữa đường để phải thấy hối tiếc trong tương lai!

Tin liên quan

Xuân Thư

Xuân Thư

Chào các bạn, tôi là Xuân Thư - Tác giả của những bài viết trên trang Tử vi số. Mong rằng những bài viết của tôi mang thêm nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn.


Cùng Chuyên mục

24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân: Order thành công bằng sự mạnh mẽ
Tâm hồn

24 Câu nói giúp bạn học cách yêu bản thân giúp bạn học cách để cuộc sống của mình trở nên tươi sang và luôn tràn đầy niềm vui. Đau khổ giống như một thứ mụn, ta càng để ý càng đau khổ, buông bỏ mới có thể thanh thản hơn.

Back to top