Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ sáu, 19-04-2024

Đi lễ chùa Yên Tử: Những điều phải biết để có ngày xuân trọn vẹn

 Đi lễ chùa Yên Tử cần chuẩn bị những gì? Tết Nguyên Đán sắp đến gần, bạn đã có kế hoạch gì cho kỳ nghỉ lễ sắp tới hay chưa? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Xem thêm

đi lễ chùa yên tử

Đi lễ chùa đầu năm là một tín ngưỡng lâu đời nay trong tiềm thức của con người Việt Nam. Cứ mối dịp Tết đến Xuân về là người dân lại hồ hởi đi sắp đồ lễ chùa cầu may mắn. Vừa với tâm niệm xua tan mọi muộn phiền của năm cũ và chào đón năm mới nhiều may mắn, bình an hơn. Được mệnh danh là “Đất tổ Phật giáo Việt Nam”, chùa Yên Tử với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cùng nhiều lễ hội lớn trong năm đã thu hút hàng triệu lượt khách khách thăm quan mỗi năm, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán. Dưới đây là thông tin về Đi lễ chùa Yên Tử đầu năm chi tiết dành cho bạn.

Một vài nét về chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử, Quảng Ninh là một trong những ngôi chùa lớn ở Việt Nam. Chùa Yên Tử nổi tiếng rất linh thiêng. Trên đỉnh núi thiêng Yên Tử còn có một khu di tích lịch sử với những ngôi chùa và tháp cổ cùng rừng cây cổ thụ lâu đời. Đỉnh Yên Tử cũng trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng, tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Lịch sự ghi chép lại rằng, sau khi truyền ngôi, vua Trần Nhân Tông đã khoác áo cà sa  tu hành để có thể tìm đến sự thanh tịnh, quên hết những ganh đua, đố kị của cuộc sống. Từ đó, ông thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.

Thời gian lễ hội chùa Yên Tử

Từ kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm thì thời điểm chùa đón lượt tham quan đông nhất có lẽ chính là lễ hội Xuân, thường được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Lúc này, hàng ngàn người đổ từ mọi nơi trên cả nước về Yên Tử để du xuân, để cầu mong cho gia đình, người thân gặp được nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.

Nên tham quan, du lịch chùa Yên Tử trong bao lâu?

Thời gian du lịch Yên Tử hợp lí nhất là 1 ngày 1 đêm. Còn không, bạn có thể sáng đi và về trong ngày. Bạn cũng nên cân nhắc và lưu ý, vì đi vào dịp lễ hội sẽ rất đông đúc, còn nếu chọn đến Yên Tử vào những ngày thường thì nơi đây khá vắng vẻ, yên tĩnh, không khí trong lành rất sảng khoái.

Ý nghĩa ngày lễ cúng ông Công ông Táo, những điều cấm kỵ nên biết
Ý nghĩa ngày lễ cúng ông Công ông Táo, những điều cấm kỵ nên biết
Ý nghĩa ngày lễ cúng ông Công ông Táo, những điều cấm kỵ nên biết

Theo quan niệm dân gian một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Tương truyền rằng đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình để bắt đầu năm mới. Dân gian quan niệm rằng, trong các vị thần, Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của mỗi gia đình, thay Ngọc Hoàng giám sát những hoạt động của mọi người trong một năm.

Du lịch Yên Tử nên chuẩn bị những gì?

Xưa kia, đường lên núi Yên Tử, lên đỉnh Phù Vân huyền thoại, chỉ có một cách duy nhất là theo đường đi bộ, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Còn bây giờ, du khách có thêm một sự lựa chọn: theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1km để có thể ngắm cảnh núi rừng Yên Tử từ trên cao, sau đó lại tiếp tục đi bộ đến thăm các điểm khác trong khu vực thắng cảnh. Tuy thế, rất nhiều người vẫn chọn con đường du lịch truyền thống để thăm toàn tuyến du lịch vì họ có thể chậm rãi thăm thú tất cả những gì mà thiên nhiên đất trời tạo lập nơi đây.

Nếu bạn lựa chọn đi bộ, leo núi lên Yên Tử thì từ chia sẻ thông tin về Đi lễ chùa Yên Tử đầu năm, bạn nên mang theo một đôi giày để thao, các trang phục tùy mùa, tuy nhiên yếu tố gọn nhẹ luôn được đặt lên hàng đầu .Bạn cũng có thể mang theo nước, thức ăn và các vật dụng cá nhân khác. Bên cạnh đó, vì cảnh vật xung quanh là núi non hiểm trở nên bạn nên mang theo tiền mặt bên người, tránh mang thẻ ATM để tiện cho việc đi lại và mua sắm ở nơi đây.

đi lễ chùa yên tử

Những điểm tham quan ở Yên Tử

Nhiều bạn thắc mắc rằng lên Yên Tử chỉ có mỗi chùa, ghé thăm tầm 20-30 phút là xong, cần gì đến thời gian một ngày trời. Tuy nhiên, tại đây lại có rất nhiều điểm tham quan thú vị đang đợi bạn. Đó là:

– Chùa Trình/Đền Trình: nơi ghé vào trước khi lên Yên Tử.

– Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: đây là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.

 Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.

– Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần ở Nam Định.

– Chùa Hoa Yên: chùa trung tâm, lớn nhất khu di tích Yên Tử. Khi xưa là nơi Phật Hoàng giảng đạo.

– Chùa Một Mái: nơi thờ Phật Quán Thế Âm, ở đây có khe nước uống rất mát.

 Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn.

 Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sỹ.

– An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn.

– Chùa Đồng: ngôi chùa cao nhất đỉnh núi.

Vì có quá nhiều địa điểm, nên bạn cần phải nắm được lịch trình thăm quan để có thể tiết kiệm thời gian, lại không bỏ sót nơi nào. Từ kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm bạn có thể áp dụng thứ tự, lịch trình tham quan như sau:

Thiền viện – cầu Giải Oan – chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên – chùa Một Mái – chùa Bảo Sái – An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng – chùa Đồng – An Kỳ Sinh – chùa Bảo Sái (xuống cáp treo) – chùa Hoa Yên – chùa Giải Oan – xuống lại bãi gửi xe.

Lễ cúng cần chuẩn bị gì

-Nếu đặt lễ mặn không nên đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

-Khi chuẩn bị đi lễ chùa Yên Tử cần lưu ý: Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa, Nếu có chuẩn bị sắm sửa lễ này thì chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh hay Thánh Mẫu, Đức Ông. Ngay cả tiền thật khi chuẩn bị thì bạn cũng không nên đặt ở hương án nơi chính điện. Số tiền này nên bỏ vào hòm công đức tại chùa.

-Hoa tươi lễ phật thường dùng là:  Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

- Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

Các bước hành lễ khi đi chùa Yên Tử:

- Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.

- Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

- Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

- Lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

- Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Một số nguyên tắc khi đi lễ chùa Yên Tử:

-Trang phục: Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần short, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

-Ra, vào: Khi đi qua cổng tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó, du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.; Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.

Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử

Phương tiện đi Yên Tử

Về phương tiện đi lại bạn có thể đi xe khách, ôtô riêng, hoặc là xe máy( nếu gần). Nói chung xe về Yên Tử rất nhiều nhưng tập trung chủ yếu ở 2 bến xe: Lương Yên và Mỹ Đình. Mặc dù tuyến đường về mảnh đất nơi đây không quá phức tạp nhưng nếu đi bằng ôtô cá nhân các bạn nên tra cứu kỹ đường và mang theo đầy đủ vật dụng cần thiết.

Giá vé các dịch vụ ở Yên Tử

- Giá vé buýt 16 chỗ từ đền Trình vào Yên Tử: 20.000 đồng/ lượt

- Giá vé xe điện từ bãi đỗ xe vào chân núi: 10.000 đồng/ lượt

- Phòng ngủ riêng: từ 150.000 đến 500.000 đồng/ phòng.

- Phòng ngủ tập thể: từ 100.000 đến 180.000 đồng/ giường

- Dịch vụ nhà hàng: từ 40.000 đến 80.000 đồng/ suất ăn (có cả ăn chay và ăn thường).

Giá vé cáp treo Yên Tử

Nếu đi cáp treo bạn nên mua trọn 2 tuyến, đi cáp treo chỉ lên đến tượng An Kỳ Sinh vẫn phải leo bộ một đoạn khoảng 200m đường mòn. Cách mà nhiều người đi nhất là leo bộ lên chùa Đồng rồi mua cáp treo 1 chiều xuống, không nên mua cáp treo giữa đường vì giá đắt. Cập nhật mới nhất về giá cáp treo của kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử đầu năm:

Tuyến 1 (Giải Oan – Hoa Yên): Một chiều 120.000 đồng/ người – Khứ hồi 200.000 đồng/ người

Tuyến 2 (Một Mái – An Kỳ Sinh): Một chiều 120.000 đồng/ người – Khứ hồi 200.000 đồng/ người

Cả 2 tuyến: Một chiều 120.000 đồng/ tuyến/ người – Khứ hồi: 280.000/ người. Lưu ý: Miễn phí vé cho trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1m2), người già trên 70 tuổi (mang theo giấy tờ tùy thân), tăng ni, thương binh (xuất trình thẻ).

Lưu ý khi đi du lịch chùa Yên Tử:

- Ăn mặc lịch sự vì đây là nơi linh thiêng.

- Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn bảo vệ cảnh quan.3. Không nên nói tục, chửi bậy.

- Một kinh nghiệm du lịch Yên Tử dành cho các bạn là nếu thấy quá mệt hoặc xuống sức, hãy dừng chân hít thở thật sâu và uống chút nước để giúp bạn lấy lại năng lượng và có thể tiếp tục quãng đường tiếp theo.

Chùa Yên Tử là điểm đến linh thiêng, đồng thời cũng là điểm du xuân vãn cảnh thanh tịnh, yên bình cho những ngày đầu năm mới.

Kết luận

Trên đây là thông tin về Đi lễ chùa Yên Tử đầu năm mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng ta sẽ có được may mắn và phước lành trong một năm Tân Sửu 2021 tới đây. Chúng tôi cũng mong những chia sẻ của bài viết này sẽ giúp ích cho chuyến đi sắp tới của bạn và gia đình, bạn bè. 

Chúc các bạn một năm mới an khang thịnh vượng. Và đừng quên theo dõi các bài viết hấp dẫn của Tử vi số nhé.

Hải Thư

Hải Thư

Chào các bạn, tôi là Hải Thư chuyên gia trong lĩnh vực xem bói tử vi, tác giả về những bài viết trong trên trang web Tử Vi Số. Mong những bài viết của tôi giúp ích và mang thêm nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn.


Cùng Chuyên mục

Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn

Theo phong tục của Việt Nam thì cứ vào ngày rằm và mùng 1 đầu tháng, người dân lại sắm lễ cúng tại nhà cầu mong bình an, mạnh khỏe, vạn sự như ý. Bên cạnh đó, mọi người còn hay đi chùa cầu xin mọi điều an lành sẽ đến với người thân trong gia đình.

Back to top