Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ bảy, 20-04-2024

Cúng gạo muối đêm giao thừa 2020, cả năm no đủ như "Chuột sa chĩnh gạo"

Năm Canh Tý, cúng gạo muối đêm giao thừa có phải là sự lựa chọn hợp lý hay không? Nên để gạo muối ở mâm cúng trong nhà hay ngoài trời? Theo phong tục truyền thống, một lễ cúng giao thừa đầy đủ sẽ gồm 2 lễ: Cúng giao thừa trong nhà và cúng giao thừa ngoài trời.

Xem thêm

 cúng gạo muối đêm giao thừa

Lễ cúng giao thừa (còn gọi là lễ Trừ tịch) là một nghi thức quan trọng không thể thiếu đối với mỗi gia đình Việt trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lễ vật, mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời không giống nhau. Đặc biệt là mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời không thể thiếu muối gạo. Cho nên người ta mới gọi là cúng gạo muối đêm giao thừa.

Cúng gạo muối đêm giao thừa 2020 - Ý nghĩa linh thiêng

Ngoài những lễ vật thông thường trong mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời như gà trống, bánh chưng, xôi chè, kẹo mứt, hương hoa... thì gạo và muối là 2 thứ không thể thiếu, bởi nó mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng.

Gạo muối gắn liền với đời sống:

Gạo và muối là 2 loại thực phẩm gắn liền với cuộc sống của con người, là nguồn sống của con người. Nếu như gạo là lương thực mà con người dùng để ăn hàng ngày, thì muối là một trong các gia vị cơ bản không thể thiếu khi chế biến các món ăn.

Dân gian ta có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Câu nói này xuất phát từ quan niệm của người xưa rằng muối có thể xua đuổi tà ma, đem lại nhiều may mắn cho gia đình trong năm mới.

Thêm nữa, gạo và muối còn có ý nghĩa tốt lành trong phong thủy. Hai thứ này mang tới may mắn về tài lộc và sức khỏe cho con người. Đó là lý do chúng thường được sử dụng trong các nghi thức cúng lễ.

Gạo muối để cúng thí thực chúng sinh

Theo tâm linh, ở thế giới ngạ quỷ, các vong linh chỉ ăn bằng hương hoặc bằng tâm tưởng, việc con người cúng gạo và muối là để thể hiện sự tôn kính tới các vong linh bởi đó là hai thứ căn bản trong sự sống của con người.

Do đó, trong lễ cúng thí thực, các Phật tử thường bày gạo muối trên mâm cúng chúng sinh để các vong linh được no đủ, không quấy phá người phàm trần. Người ta cúng gạo muối đêm giao thừa cũng không nằm ngoài ý nghĩa để giúp các vong linh lang thang được no đủ.

Cho nên khi cúng cơm buổi trưa, các thầy chỉ cần một ít cơm rồi sau đó vận tưởng và chú quán lấy công đức tu hành của mình nguyện cho họ được no đủ chứ không phải là họ ăn gạo, muối như con người.

Bên cạnh đó, cũng có người cúng ngũ cốc cũng mang ý nghĩa tương tự như vậy.

Cúng gạo muối đêm giao thừa để tỏ lòng biết ơn:

Ngoài 2 ý nghĩa bên trên, cúng gạo muối còn là cách thể hiện lòng biết ơn những người đi trước đã khai sinh ra nền văn minh lúa nước.

Nghi thức rải gạo muối trong lễ cúng có 2 cách hiểu: có người cho rằng là để chia cho các cô hồn, các thụ bác hưởng; cũng có ý kiến cho rằng đó là động tác gieo mùa truyền thống của nền văn minh lúa nước.

Năm Chuột cúng gạo, cả năm như "Chuột sa chĩnh gạo"

cúng gạo muối đêm giao thừa

Ai cũng biết năm 2020 là năm Canh Tý, là năm Chuột, con vật đứng đầu trong bộ 12 con giáp, là biểu tượng của sự nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát, chuột còn thể hiện sự sung túc, đủ đầy.

Thóc gạo chính là thực phẩm yêu thích của loài chuột. Vậy nên dân gian mới có câu "Chuột sa chĩnh gạo", mang ý nghĩa sự no đủ, không bao giờ bị thiếu thốn, đói rách.

Chính vì thế, việc cúng gạo muối đêm giao thừa năm Canh Tý không chỉ mang ý nghĩa linh thiêng, mà còn rất tốt về mặt phong thủy tài lộc.

Thị trường đồ phong thủy ngày Tết cũng đang sôi động với biểu tượng "Chuột sa chĩnh gạo" được dát vàng để cầu may mắn về tiền bạc, hướng tới 1 năm no đủ.

Tượng phong thủy "chuột sa chĩnh gạo" được tạo hình chuột mẹ và hai chú chuột con vây xung quanh chĩnh gạo bằng vàng, phía dưới đắp chữ "Phúc", đang là "hàng hot" được nhiều người dân săn lùng để mua trưng bày dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý.

Một vài lưu ý quan trọng về việc cúng gạo muối

Ngoài cúng gạo muối đêm giao thừa 2020, hai lễ phẩm này cũng xuất hiện trên bàn thờ gia tiên ngày Tết, tùy vào phong tục tập quán của từng vùng miền.

Nhiều gia đình thường cúng gia tiên, chúng sinh bằng gạo và muối vào dịp cuối năm và đầu năm mới để thể hiện sự biết ơn với tổ tiên, "vong linh" được no đủ.

Việc rắc rải gạo muối có 2 cách hiểu, có người thì hiểu rải chia cho cô hồn, cách thứ 2 là động tác gieo mùa của truyền thống nền văn minh lúa nước.

Mặc dù vậy, cách cúng gạo, muối đối với gia tiên khác với cúng thí thực vong linh.

Để gạo, muối trong hũ hay bày ra đĩa?

Đối cúng gạo muốn đêm giao thừa cho tổ tiên: Gạo và muối được bày trong 2 hũ riêng, đặt trên bàn thờ một cách trang trọng.

Hũ muối nói lên ước nguyện mong muốn cuộc sống sạch sẽ, luôn đủ mạnh mẽ và ngày càng hưng thịnh. Còn hũ gạo là một cách thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, biết ơn những vị Thần Phật đã ban cho chúng ta một nền văn minh lúa nước.

Cùng với đó phải có thêm một hũ nước trắng tinh khiết để thể hiện sự biết ơn tổ tiên, cầu mong cho gia đình bước sang năm mới no đủ, sinh sôi nảy nở.

Đối với cúng gạo muối đêm giao thừa cho chúng sinh hay vong linh, cô hồn, thì gạo và muối bày ra 2 đĩa riêng biệt hoặc có thể để chung 1 đĩa hay có thể trộn chung với nhau.

Việc rải gạo muối sau khi cúng như thế nào?

Sau khi cúng giao thừa, gia tiên:

Như đã nêu phía trên, việc rải gạo muối có 2 cách hiểu, 1 là cho cô hồn, 2 là động tác gieo mùa truyền thống.

Tùy từng phong tục tập quán vùng miền mà việc rắc rải gạo, muối sau khi cúng giao thừa hay cúng gia tiên ngày Tết có sự khác biệt. Có nơi lưu giữ lại gạo muối đã cúng trong suốt 1 năm (trừ khi bị mốc hỏng). Cũng có nơi rắc muối ra phần đất đang sinh sống nhằm mục đích trừ tà, còn giữ lại phần gạo.

Sau khi cúng thí thực cô hồn:

Sau khi cúng thí thực chúng sinh xong, muối và gạo cần được rải ra khắp nơi, bốn phương tám hướng xung quanh để chúng sinh đói khát có đồ ăn, không quấy nhiễu, cho gia chủ một năm mới yên bình, hanh thông.

Có quan điểm cho rằng, cúng gạo muối đêm giao thừa cho chúng sinh cũng cần phải chia theo tỷ lệ 3 - 1 (ba phần gạo, một phần muối). Điều này xuất phát từ việc, gạo là thức ăn căn bản, con người hay chúng sinh ăn gạo nhiều hơn ăn muối. Hay muối ở đây đóng vai trò như gia vị trong thức ăn.

Khả Duyên

Khả Duyên

Mình là Khả Duyên, một người có đam mê và nhiệt huyết tìm hiểu về tử vi số học. Với những kiến thức được học hỏi, hy vọng sẽ gửi tới bạn đọc nhiều thông tin hữu ích trong đời sống.


Cùng Chuyên mục

Kiêng kị đi chùa năm Canh Tý 2020 tuyệt đối không thể bỏ qua đối với Phật tử
Kiêng kị đi chùa năm Canh Tý 2020 tuyệt đối không thể bỏ qua đối với Phật tử
Kiêng kị đi chùa năm Canh Tý 2020 tuyệt đối không thể bỏ qua đối với Phật tử
Tết nguyên đán

Kiêng kị đi chùa đầu năm Canh Tý 2020 bao gồm những chú ý cho người dân đối với việc lễ chùa. Việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày. Mọi người đi đến chùa để cầu xin từ chuyện cầu bình an, sức khỏe đến việc mong “trời Phật phù hộ” cho kết quả học tập của con cái, hay chuyện làm ăn, buôn bán sẽ thuận lợi và ngày càng tốt hơn.

Khám phá bữa cơm tất niên không thể thiếu trên bàn ăn người Việt mỗi độ tết đến xuân về
Khám phá bữa cơm tất niên không thể thiếu trên bàn ăn người Việt mỗi độ tết đến xuân về
Khám phá bữa cơm tất niên không thể thiếu trên bàn ăn người Việt mỗi độ tết đến xuân về
Tết nguyên đán

Bữa cơm tất niên chính là mâm cơm cuối cùng của năm. Khi các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần, dâng lên tổ tiên mâm cũng cảm tạ một năm đã qua. Bữa cơm này rượu thịt đầy đủ, cả nhà cùng nhau cạn chén chúc tân niên. Mong muốn năm tới sẽ làm ăn phát đạt, cùng nhau sống vui vẻ hạnh phúc.

Phong tục tạ mộ ngày tết năm 2020 - Ý nghĩa nhân văn đằng sau tập tục ngàn đời
Phong tục tạ mộ ngày tết năm 2020 - Ý nghĩa nhân văn đằng sau tập tục ngàn đời
Phong tục tạ mộ ngày tết năm 2020 - Ý nghĩa nhân văn đằng sau tập tục ngàn đời
Tết nguyên đán

Tảo mộ ngày tết là một phong tục đã có từ lâu, truyền đời từ thế hệ này qua thế hệ khác. Theo dòng chảy của thời gian, con người đi tảo mộ để nhớ về nguồn cội, bày tỏ sự biết ơn đối với tổ tiên. Không chỉ là một phong tục, mà việc tảo mộ nay đã thành nét đẹp văn hóa, nâng cao phẩm chất uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Cúng Tất niên 2020 chọn ngày nào tốt? Mâm cúng lễ Tất niên đầy đủ nhất?
Cúng Tất niên 2020 chọn ngày nào tốt? Mâm cúng lễ Tất niên đầy đủ nhất?
Cúng Tất niên 2020 chọn ngày nào tốt? Mâm cúng lễ Tất niên đầy đủ nhất?
Tết nguyên đán

Cúng lễ Tất niên là một ngày lễ truyền thống của dân tộc, có người chọn làm đơn giản vào ngay ngày cuối cùng của tháng Chạp, nhưng cũng có những người cầu kỳ muốn chọn một ngày thật đẹp để làm lễ lớn nhằm thể hiện gia thế và địa vị của mình.

Phong tục cầu may năm mới 2020: đặt tiền mừng tuổi dưới gối
Phong tục cầu may năm mới 2020: đặt tiền mừng tuổi dưới gối
Phong tục cầu may năm mới 2020: đặt tiền mừng tuổi dưới gối
Tết nguyên đán

Phong tục dân gian đầu năm đặt tiền mừng tuổi dưới gối là một trong những cách để cất giữ tiền. Hơn nữa thì chúng ta cũng có thể thông qua đó để cầu mong một năm mới công việc ổn định. Gặp được nhiều may mắn đối với khả năng kiếm tiền của bản thân. Phong tục này cũng có từ lâu đời và được con cháu truyền tụng theo năm tháng. Trong năm mới 2020, cũng đừng quên phong tục này nhé.

Back to top