Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ bảy, 20-04-2024

Top 5 lý do phong thủy bạn nên có cây dây nhện trong nhà

Cây Dây Nhện có tên khoa hoạc là Chlorophytum Comosum và tên tiếng anh là Spider Plant. Tuy được trồng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cây có tên là cây dây nhện vì ở nhiều nơi người ta gọi loại cây lá dài này là Lan Chi, cỏ mệnh môn hay lục thảo trổ…

Xem thêm

cây dây nhện

Cây dây nhện

Cây dây nhện là một loại cây được trồng phổ biến tại rất nhiều gia đình để làm cảnh. Tuy nhiên, có nhiều người chưa biết được ý nghĩa, cách trồng, chăm sóc ra sao và loại cây dây nhện này hợp với mệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.

Đặc điểm của cây dây nhện

Cây Dây Nhện có tên khoa hoạc là Chlorophytum Comosum và tên tiếng anh là Spider Plant. Tuy được trồng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cây có tên là cây dây nhện vì ở nhiều nơi người ta gọi loại cây lá dài này là Lan Chi, cỏ mệnh môn hay lục thảo trổ…

Đây là loài thực vật thân thảo, quanh thân là rất nhiều lá xếp thành từng lớp chồng lên nhau. Cây tuy thấp nhưng lá rất phát triển, dài và thẳng nhọn thuôn về phần đầu rũ ra phía ngoài. Lá mỏng, có 2 màu chủ đạo là xanh và trắng.

Khác với các loài cây khác là vào ban đêm cây dây nhện có thể hấp thụ trực tiếp khí cacbonic và các loại khí độc không cần ánh sáng trả lại không gian thoáng đãng cho giấc ngủ của bạn.

Vậy nên nó thường được trưng trong phòng ngủ. Theo nghiên cứu thì chỉ trong 1 ngày- 24 giờ đồng hồ một cây dây nhện có khả năng hấp thụ 85% khí Formaldehyde có trong phòng ngủ của gia đình.

Nếu trồng cây trong một khoảng thời gian dài thì cây có thể tự mọc ra cây con xung quanh cây chủ. Chất dinh dưỡng từ cây mẹ sẽ truyền sang để nuôi lớn cây con trưởng thành.

Tác dụng của cây dây nhện

Theo nhiều nghiên cứu, lá cây dây nhện có chứa chlorophyll. Chất này giúp hút tia điện tử có hại từ máy tính và các thiết bị điện tử nói chung nên là cây cảnh bảo vệ rất tốt cho cơ thế, đặc biệt là cho mắt. Cây dây nhện cũng giống như các cây xanh thông thường có khả năng thanh lọc không khí, giúp cho bầu không khí luôn trong lành, dịu mát.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của NASA đã được công bố, màu xanh của lá cây dây nhện được được chứng minh có thể giúp tăng thêm 20% trí nhớ và tăng 10% hiệu quả công việc.

Chính vì thế, cây dây nhện rất được ưa dùng làm cây cảnh để bàn làm việc hay đơn giản là bày trong phòng làm việc bởi tác dụng đặc biệt này.

Ý nghĩa cây dây nhện trong phong thủy

Trong phong thủy, cây dây nhệ có ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, an lành cho gia chủ. Cây dây nhện xét về mặt khoa học có thể mang lại cảm giác thoải mái, giảm áp lực, stress, có thể chữa được bệnh trầm cảm nên còn mang ý nghĩa giống như một luồng khí tốt giúp lưu thông vượng khí trong văn phòng, đem lại sự bình yên, may mắn cho người sở hữu nó.

Lá cây dây nhện luôn xanh mướt điểm tô những sọc trắng chạy đều từ đầu lá tới cuối lá thể hiện sự thông suốt, sáng lạn. Thân cây là một thân tỏa lá về bốn hướng thể hiện sự mạnh mẽ vươn xa, chí hương bay cao, luôn hướng tới những điều tốt đẹp phía trước.

Theo các nhà nghiên cứu về phong thủy cây nội thất, cây dây nhện còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong văn phòng. Nhờ đó, giúp mang lại một không gian sống hài hoà và yên bình.

Trong công danh sự nghiệp cây mang lại may mắn về đường tiền tài, danh vọng, giúp sự nghiệp thăng tiến. Đồng thời, cây dây nhện cũng có ý nghĩa giúp cho mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên.

Nếu kinh doanh riêng bạn nên bày một cây dây nhện trong nhà với ý nghĩa thu hút tài lộc, may mắn, giúp cửa hàng đông khách, làm ăn ngày một phát đạt. Nếu tặng ai đó một cây nhện sẽ mang ý nghĩa chúc may mắn, mong người đó có cuộc sống không lo âu, cuộc sống luôn vui vẻ, bình yên và lạc quan.

Cây dây nhện hợp với mệnh gì

Cây Dây Nhện là cây cảnh phù hợp với những người mang mệnh Thủy và Kim. Những người thuộc 2 mệnh này nếu đặt trên bàn làm việc hay trong nhà sẽ thịnh vượng. may mắn và hanh thông trong công việc

Với mệnh mệnh Kim

Cây Dây Nhện là một trong những loại cây cảnh cảnh mini thuộc hành Kim. Do đó, đây là cây bản mệnh của người mệnh Kim. Đặt một chậu cây Dây Nhện trong nhà hay trên bàn làm việc sẽ luôn mang lại may mắn trong công việc và hạnh phúc trong chuyện tình cảm.

Cây hợp mệnh thủy

Người mệnh thủy muốn có nhiều quý nhân phù trợ, tài lộc dồi dào thì không thể thiếu một cây lan chi. Người mệnh Thủy thường phù hợp với những loại cây có lá, thân, hoa có màu xanh thẫm, đen, trắng, ghi. Theo ngũ hành tương sinh Kim sinh Thủy, người mệnh Thủy nên trồng loại cây này để tăng phúc khí, may mắn và gia tăng các điềm lành trong phong thủy.

Cây dây nhện hợp với tuổi nào

Cây dây nhện hợp tuổi nào? Tuổi hợp nhất với cây dây nhện là những người mang tuổi Sửu. Cây dây nhện sẽ mang đến cho người tuổi Sửu những công dụng tốt cho không gian sống cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, cây dây nhện còn giúp mang lại bầu không khí trong lành, xua đuổi những điều xui rủi không mong muốn.

Cách trồng cây dây nhện trong đất

Lựa chọn giống cây

Lựa chọn những cây dây nhện giống khỏe mạnh và không bị sâu bệnh. Chọn ra những cây có dáng lá cong đẹp với dải trắng kéo dài từ đầu cho đến ngọn lá. Một điểm lưu ý là cây giống có màu là xanh ngắt và không bị vàng.

Đất trồng cây dây nhện

Đất trồng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng. cây dây nhện sinh trưởng tốt trong đất dinh dưỡng có trộn thêm tro, rơm hay là một ít xơ dừa để có thể tăng khả năng giữ nước của đất.

Sau khi có được đất trồng tốt thì trong quá trình phát triển bạn chỉ cần chăm sóc một chút là được. Bởi loại cây này dễ sống và chăm sóc. Bạn nên thường xuyên vun xới đất để làm tơi đất. Bên cạnh đó, rải lên trên bề mặt một lớp sỏi để cây dễ dàng hơn trong việc hấp thụ được nước và các chất khoáng trong đất.

Bón phân và nước tưới

Tuy cây ưa ẩm và có một hệ thống dự trữ nước tốt nhưng bạn không nên tưới đất trũng nước. Nếu như bạn thấy không khí quá khô do nắng gắt hay do trong phòng điều hòa thì chỉ cần dùng bịt xịt phun nước lên lá cây dây nhện.

Cây dây nhện cần lượng dinh dưỡng khá cao nên bạn hãy chăm chỉ bón phân. Mục đích là giúp cây phát triển tươi tốt và không bị hiện tượng vàng lá. Bạn chỉ cần bón phân khoảng 2 tuần một lần là đủ.

Và một điều lưu ý dành cho bạn đó là nếu cây dây nhện thuộc giống cây nở hoa thì bạn cần bón thêm phân đạm để kích thích cây ra hoa.
Phòng bệnh cho cây dây nhện

Tuy là cây thủy sinh nhưng loại bệnh dễ gặp nhất ở cây dây nhện chính là bệnh thối rễ khi trồng trong dất. Và để phòng cho cây không bị bệnh thì bạn cần tăng cường việc điều tiết phân bón.

Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý là không được tích nước trong châu và không thông gió. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc, bạn cần kiểm tra để kịp thời lau những côn trùng vảy sắt trên lá.

Cách trồng cây dây nhện thủy sinh trong nước

Đây là loại cây có thể trồng trong đất và trong nước. Chính vì thế bạn hãy thực hiện theo những bước sau đây.

Chọn bình: dây nhện trồng trong nước không có yêu cầu cao với các loại bình, những bình không có lỗ đáy đều có thể sử dụng, cũng có thể dựa vào sở thích của mỗi người để lựa chọn. Tuy nhiên, nên chọn bình thủy tinh trong suốt sẽ đẹp hơn.

Thúc rễ: Chọn những cây có cụm lá nhỏ có rễ khí sinh và ra mầm dài khoảng 1 cm, cắt từ dưới phần thân leo, dùng nilong hoặc miếng xốp kích thước 5cm X 5cm X 5cm đè kẹp gốc rồi đặt vào trong cốc cố định gốc. Cũng có thể trực tiếp đem các gốc nhỏ non cắm ngập vào trong bình đựng dưỡng chất để chúng sinh trưởng tự nhiên.

Chăm sóc và bổ sung dưỡng chất: Có thể dùng dưỡng chất cho cây trồng vườn với nồng độ 1/3 nồng độ tiêu chuẩn, thời kỳ đầu khi mới cho dưỡng chất vào trong nước thì có thể pha loãng hơn.

Thân của cây dây nhện lan ra, rễ khỏe, lá nhỏ hẹp, nhưng số lượng khá nhiều, đặc biệt là vào thời tiết mát mẻ, cây tiêu hao dưỡng chất nhiều cần kịp thời bổ sung. Để tránh hiện tượng lắng đọng dưỡng chất thì cứ 7 ngày thêm nước 1 lần, 30 – 60 ngày thêm dưỡng chất 1 lần, pH = 6 – 7.

Khi mới bắt đầu trồng thì mực dưỡng chất có thể cao hơn, có thể để ngập rễ, cùng với sự sinh trưởng mọc dài ra của rễ thịt và rễ chùm thì có thể giảm thích hợp mực dưỡng chất, cho ngập khoảng 2/3 rễ là được.

Kết luận

Thông tin trong bài tìm hiểu về cây Dây Nhện do Tử Vi Số tổng hợp. Hy vọng với những thông tin mà Tử Vi Số chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả! Đừng quên đón đọc tử vi và phong thủy tại Tuviso.com nhé.

Hải Thư

Hải Thư

Chào các bạn, tôi là Hải Thư chuyên gia trong lĩnh vực xem bói tử vi, tác giả về những bài viết trong trên trang web Tử Vi Số. Mong những bài viết của tôi giúp ích và mang thêm nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn.


Cùng Chuyên mục

Back to top