Tử vi số - Xem lá số tử vi online trọn đời, dự báo số mệnh chính xác

Hôm nay: Thứ sáu, 29-03-2024

Bài văn khấn 49 ngày – Ý nghĩa và bài khấn cúng 49 ngày là gì?

Bạn thường nghe thấy gia đình tổ chức lễ cúng 49 ngày cho người vừa mất. Tuy nhiên, nhiều người không biết ý nghĩa thực sự của lễ cúng này là gì? Dưới đây là bài văn khấn 49 ngày chuẩn nhất và ý nghĩa lễ cúng cho bạn đọc hiểu rõ hơn.

Xem thêm

Ý nghĩa của lễ cúng 49 ngày?

Trước khi đến với bài văn khấn 49 ngày, hãy cùng tìm hiểu xem ý nghĩa thực sự của lễ cúng 49 ngày là gì nhé:

Cúng 49 ngày mất hay còn gọi là lễ cúng Trai Tăng vào ngày chung thất. Làm lễ cúng này là cầu mong người mất sớm ngày được siêu thoát về miền cực lạc. Ý nghĩa chính của cúng 49 ngày là mong cho người mất sớm ngày vượt qua được những điều tối tăm, được tắm gội gột rửa tà ác để đến thế giới tốt đẹp hơn. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng đối với người Việt chúng ta.

Trong quan niệm của nhà Phật, chết không có nghĩa là kết thúc tất cả. Sau khi chết đi thân xác bạn có hư hoại đi thì tùy theo nghiệp bạn đã tạo ra trước đó ở nhân gian mà cuộc sống của bạn phải trả giá như nào. Giống như câu nói: “ gieo nhân nào gặt quả nấy”.Việc sắm sửa lễ vật và đọc bài văn khấn 49 ngày rất quan trọng. Giúp cho người chết sớm thoát khỏi trạng thái mê muội mà đi theo cửa nhà Phật. Đây là lời kêu gọi, gợi mở cho người âm hướng đến những việc tốt lành, có những tư tưởng tốt đẹp để đến với cảnh giới thiện lành.

Bài văn khấn 49 ngày như thế nào ?

Văn khấn 49 ngày cũng giống như bài văn khấn lễ Tốt Khốc. Bạn có thể tham khảo bài văn khấn 49 ngày cho người mất dưới đây:

Nam mô A di đà phật : 3 lần
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Hôm nay là ngày/tháng/năm (âm lịch), tức là ngày/tháng/năm (dương lịch).
Tại địa chỉ : Đọc địa chỉ
Con trai trưởng là: Đọc tên người trưởng.
Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là Mẹ)/Vâng theo lệnh của phụ thân (nếu là Cha), các chú bác, anh rể cùng chị gái, em trai em gái và các dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Hôm nay nhân ngày lễ Chung Thất theo nghi lễ cổ truyền, kính cẩn sắm các lễ vật dâng lên bao gồm : Đọc tên các lễ vật đã sắm.
Kính dâng lễ mọn với tấm lòng thành.
Trước linh vị hiển chân linh.
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế (nếu là người Cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (nếu là người Mẹ). Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng biết là bao. Mất lâu nay thở than trầm mơ màng. Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng hớn hở chừng nào. Thác thời kể tháng kể ngày buồn tênh mọi lẽ.
Tính đến nay Chung Thất tới tuần. Lễ bạc nhưng tâm thành gọi là có nén nhang.

Xin mời hiển : 3 lần.
Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về tâm hưởng.
Kính cáo: Liệt vị Tôn Thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ và toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
Nam mô A di Đà phật: 3 lần.

Tử vi số

Tử vi số

Kính chào các quý độc giả của kênh Tử Vi Số, đây là trang thông tin chính thức về các lĩnh vực tử vi, nhân tướng, phong thủy và kiến thức nhân sinh.


Cùng Chuyên mục

Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn

Theo phong tục của Việt Nam thì cứ vào ngày rằm và mùng 1 đầu tháng, người dân lại sắm lễ cúng tại nhà cầu mong bình an, mạnh khỏe, vạn sự như ý. Bên cạnh đó, mọi người còn hay đi chùa cầu xin mọi điều an lành sẽ đến với người thân trong gia đình.

Back to top