19 điều cấm kỵ mùng 1 ngày Rằm được tổng hợp từ những thói quen sinh hoạt vào mỗi ngày đầu tiên và ngày 15 âm lịch hàng tháng.
19 điều cấm kỵ mùng 1 ngày Rằm có thể ví như cẩm nang để người xưa đón một khởi đầu mới, một sự thay đổi giúp vận mệnh của mình được thuận buồm xuôi gió. Mời quý độc giả cùng Tử vi số tham khảo nhé!
Mùng 1 ngày Rằm tháng 10 năm 2022
Mùng 1 tháng 10 năm 2022 là một ngày đặc biệt trong cả lịch âm theo lịch vạn niên và lịch dương của chiêm tinh học. Mùng 1 tháng 10 rơi vào ngày 25/10, nạp âm là ngày Tân Hợi tháng Tân Hợi. Ngày rơi vào ngày Hắc Đạo có Câu Trận, là tên của một vì sao trong Tử Vi.
Tương truyền là Câu Trận đại đến thống lĩnh thiên lôi vạn sét. Ngày mang ý nghĩa khúc khuỷp, chậm chạp. Những việc xảy ra trong ngày này sẽ gặp phải trở ngại, ý kiến phản đối hoặc bị liên lụy. Mọi việc. có đầu mà không có cuối, trước hỷ sau bi.
Còn theo chiêm tinh học mùng 1 tháng 10 năm 2022 cũng rơi vào ngày chuyển giao tiết khí. Khi mà Mặt Trời chuyển từ dấu hiệu nhiệt đới Thiên Bình chuyển sang Dấu hiệu Bọ Cạp, đánh dấu Mùa Bọ Cạp bắt đầu. Nó cũng là quãng thời gian của Nhật Thực tháng 10 và Trăng non Bọ Cạp tháng 10.
Thông tin chi tiết về ngày mùng 1 tháng 10 như sau:
Mùng 1 ngày Rằm tháng 10 theo Lịch vạn niên
Theo nội dung xem ngày tốt xấu 25/10/2022 thì ngày có Câu Trận là ngày Hắc Đạo. Mọi việc có đầu mà không có cuối, trước hỷ sau bi.
Mùng 1 ngày Rằm tháng 10 theo chiêm tinh học
3:17', chiều Mặt Trăng quá cảnh Bọ Cạp
7:14 sáng, Mặt Trăng tam hợp sao Hỏa
8:28 sáng, Mặt Trăng vuông góc sao Diêm Vương
Mùng 1 ngày Rằm tháng 10 theo chiêm tinh học là ngày làm việc khá may mắn. Các chòm sao sẽ quyết liệt và mạnh mẽ hơn trong công việc và mang lại thành công cho mình. Chúng ta nên tận dụng thời gian ban ngày để quyết định các công việc lớn.
19 điều cấm kỵ mùng 1 ngày Rằm
Điều cấm kỵ số 1: Không đi thăm viếng
Có lẽ chúng ta đều có thói quen không đi thăm bà đẻ hay thăm người có bệnh vào mùng 1 và ngày Rằm. Thật ra điều cấm kỵ này được xuất phát từ quan niệm dân gian xưa cũ: “tránh được mùng 1, tránh không nổi 15”. Người xưa cho rằng mùng 1, ngày Rằm mà đi thăm người thân thì sẽ mang tới điều không may mắn, người đến thăm thường là những người tránh nạn, tránh họa.
Điều cấm kỵ số 2: Xuất hành
Trong 19 điều cấm kỵ mùng 1 ngày Rằm thì điều số 2 này liên quan đến việc xuất phát vào buổi sáng sớm hoặc đi chùa, dâng hương tại gia. Vào buổi sáng khi bước chân ra khỏi cửa, hay bước chân vào phòng thờ tại gia để cúng hoặc đi tới chùa thắp hương; chúng ta cần lưu ý quy tắc nữ phải, nam trái.
Nghĩa là khi bước chân ra ngoài, hoặc vào cửa chùa, cửa phòng thờ nữ nhân nên bước chân phải còn nam nhân nên bước chân trái. Nên nhớ bước chân càng rộng càng tốt và tránh đặt chân lên bệ cửa.
Điều cấm kỵ số 3: Số lượng nén hương
Trong một bài tự từ đời Đường Hán Sơn có câu: “Thắp hương thỉnh sức Phật, lễ bái cầu tăng giúp”. Tương truyền thói quen dâng hương là một tục lệ được hình thành từ nghìn nằm trước. Nên khi dâng hương chúng ta nên nằm lòng quy tắc số lượng hương để cầu khấn cho đúng.
3 nén hương
3 nén hương là số lượng hương hay được mọi người sử dụng. Nhìn từ góc độ Phật giáo, Đạo giáo và dân gian 3 nén hương sẽ mang 3 ý nghĩa khác nhau.
- Phật Giáo
Trong đó Phật môn nhận định 3 nén hương đại diện cho: “Giới, Định, Tuệ”; 3 kiểu tu hành. 3 nén hương cũng có nghĩa là cúng dường tam bảo, gồm Phật, Pháp, Tăng.
Khi dâng hương thì không phải cắm một lúc cả 3 nén hương mà phải chia thành 3 lần. 1 nén ở giữa thầm niệm cung dưỡng Phật. Nén thứ hai cắm bên phải, thầm niệm cung dưỡng Pháp và nén thứ 3 cắm bên trái, thầm niệm cung dưỡng Tăng.
- Đạo Giáo
Đạo giáo thì cho rằng đạo pháp là tự nhiên, trong Đạo Đức Kinh có giảng rằng: Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật. Nên trong quan niệm Đạo giáo thì 3 đại diện cho Thiên địa vạn vật. Khi dâng 3 nén hướng có nghĩa là cung kính với thế gian vạn vật.
- Dân gian
Còn theo thuyết dân gian thì 3 nén hương đại diện cho Thiên, Địa, Nhân. Một nén đại diện cho kính Trời, một nén để kính Đất nén còn lại để kính ông bà tổ tiên. Khi dâng 3 nén hương có nghĩa cầu xin trời đất và ông bà tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu.
Trong dân gian cồn có một cách nhìn, đó là trên cơ thể con người có 3 ngọn nến: Một ở hai bên vai, một ở đỉnh đầu. Dâng 3 nén hương chính là tương ứng với 3 ngọn nến trên cơ thể, mới ngụ ý bảo vệ cho con người cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, khởi đầu mới thuận lợi hanh thông.
6 và 9 nén hương
Trong 19 điều cấm kỵ mùng 1 ngày Rằm thì việc dâng 6 nén hương có nghĩa là cầu phúc cho cha mẹ và cho chính mình. 9 nén hương có nghĩa là kính vạn vật, bởi số 9 là số đơn lớn nhất trong 10 số tự nhiên đầu tiên. Nó hàm ý mong mỏi điều may mắn trong cuộc sống của mình có thể đạt tới kịch điểm vào mùng 1 và ngày Rằm đặc biệt hàng tháng.
Điều cấm kỵ số 4: Bài cúng mùng 1 ngày Rằm
Bài cúng mùng 1 ngày Rằm là nội dung tổng hợp thông tin về ngày, cách cúng, bài khấn, giờ đẹp, phong thủy, Phật học … những chủ đề tâm linh liên quan đến ngày Rằm, mùng 1 đặc biệt. Giúp gia chủ thu hút thêm cát khí cho vận trình của mình.
Lưu ý dâng hương xong rồi mới khấu đầu. Khi dâng hương thì chú ý quy tắc tay trái cầm hương, tay phải đốt hương. Nếu bạn là người thuận tay trái thì đổi ngược lại.
Điều cấm kỵ số 5: Tư thế cầu khấn
Theo 19 điều cấm kỵ mùng 1 ngày Rằm thì tư thế quỳ để cầu khấn cũng cần có quy luật. Hai đầu gối đặt lên thảm, đệm là vị trí trước hương án; hai bàn tay chắp lại. Chú ý trong lòng bàn tay nên để có khoảng trống khi chắp.
Tay giơ cao quá đầu rồi đưa dần đến bằng miệng thì dừng lại, lúc này bạn có thể cầu nguyện. Sau đó lại đưa hai bàn tay xuống trước ngực, thầm niệm. Rồi mở hai cánh tay bàn tay hướng lên trên mà bái.
Điều cấm kỵ số 6: Không sát sinh
Đây là điều kiêng kỵ thường thấy nhất trong mùng 1 và ngày Rằm. Đặc biệt dân gian có cấm kỵ giết gà và giết cá. Bởi đây là hai thực phẩm chính trong cuộc sống hàng ngày, vào ngày đặc biệt này thì không nên giết hay ăn.
Ở các vùng biển nước ta người dân còn có thói quen không ăn mực, với suy nghĩ ăn mực sẽ đem lại điềm đen đủi.
Điều cấm kỵ số 7: Không nói bậy
Vào ngày đầu tiên và ngày thứ 15 âm lịch của tháng người xưa sẽ không cho phép nói những điều xấu, chửi láo. Nhằm tránh những điều xui rủi cho cả tháng về sau. Những lời nói xấu sẽ mang tới vận xui và những điều không vui.
Điều cấm kỵ số 8: Không nên cãi cọ
19 điều cấm kỵ mùng 1 ngày Rằm thì cãi cọ là điều đặc biệt xấu. Bởi cãi cọ là biểu hiện tâm lý tiêu cực nếu chúng ta làm những điều không vui sẽ khiến cả tháng không thuận lợi.
Bởi dù trong chiêm tinh học hay trong lịch âm dương thì quy luật của Mặt Trăng luôn đại diện cho sự bắt đầu và sự kết thúc. Nếu Trăng Tròn ngụ ý sự kết thúc thì Trăng mới mùng 1 sẽ đại diện cho sự bắt đầu. Nó cho phép tất cả chúng ta luôn có thể sửa chữa và làm lại những gì chúng ta mong muốn.
Nên quan niệm dân gian luôn mong vào mùng 1 ngày Rằm gia đình yên ấm, hạnh phúc. Họ sẽ né tránh tuyệt đối mâu thuẫn, tranh dành không đáng có.
Điều cấm kỵ số 9: Không tiến hành tế bái đặc biệt
Vào mùng 1 và ngày Rằm chúng ta chỉ nên cầu khấn Phật gia hoặc gia tiên để mong sự thuận hòa, may mắn. Và mọi người chỉ làm những việc lý trí, công khai minh bạch. Nên đối với những hành động cầu khấn, cúng đặc biệt sẽ mang lại tà ác và âm khí. Quan niệm dân gian cũng nhắc nhở chúng ta không nên làm lễ vào ngày Rằm mùng 1 hàng tháng.
Điều cấm kỵ số 10: Không giặt đồ, sửa chữa, dọn dẹp
19 điều cấm kỵ mùng 1 ngày Rằm thì giặt giũ cũng mang ý nghĩa xấu. Bởi ý nghĩa giặt, tẩy nghĩa là sẽ tẩy rửa, giặt đi những lời cầu phúc, những điều chúc và sự phù hộ của trời đất đối với mình. Nên người xưa muốn giữ sự may mắn thì sẽ không dọn dẹp, sửa chữa, hay giặt giũ vào 2 ngày này. Hãy làm những việc này trước hoặc sau mùng 1 và ngày Rằm.
Điều cấm kỵ số 10: Không cắt tóc
Tương tự như ý nghĩa kiêng giặt giũ, sửa chữa và dọn dẹp thì việc kiêng cắt tóc cũng là điều cấm kỵ mà dân gian ta vẫn lưu truyền lâu nay.
Điều cấm kỵ số 11: Không làm “chuyện ấy”
Mùng 1 ngày Rằm vốn là ngày âm khí nhiều, âm thịnh dương suy nên nếu nam nữ làm chuyện ấy thì rất dễ bị tổn thương nguyên khí, sức khỏe suy giảm. Việc kiêng kỵ chuyện nam nữ, động phòng trong ngày Rằm mùng 1 cũng là điều người xưa ủng hộ.
Điều cấm kỵ này cũng có cơ sở về khoa học hiện đại và nguyên tắc dưỡng sinh theo Đông Y, quý độc giả không thể lơ là.
Điều cấm kỵ số 12: Không vay mượn
Sự khởi đầu đóng vai trò quan trọng trong ý nghĩa tâm linh của mùng 1 ngày Rằm. Nên mới đầu tháng hay trong giai đoạn kết thúc kỳ Trăng vào ngày Rằm mà đi vay mượn thì sẽ khiến cả tháng thiếu thốn. Kỳ Trăng tròn Rằm tháng 9 này cũng khá đặc biệt trong chiêm tinh, nó sẽ chữa lành những vết thương xưa cũ của con người.
Điều cấm kỵ số 13: Không cưới gả
Theo lịch vạn niên, mùng 1 ngày Rằm là ngày Chu Tước, được coi là ngày đại hung trong phép xem ngày tốt xấu. Chu Tước vốn là một trong tứ linh, cũng chính là sao Thất ngự ở phương Nam.
Cách tính khá đơn giản, bắt đầu tính Chấn cung từ Giáp Tý thì lần lượt trong 60 lục thập hoa giáp sẽ có ngày mùng 1 và ngày 15 là ngày rơi vào Khôn cung.
Cổ Thư miêu tả rằng: Nam đẩu chủ sinh, Bắc đẩu chủ tử. Phàm những người có thai đều cầu khấn Bắc Đẩu tinh là vậy. Và ngày Chu Tước chiếm Khôn cung, ngụ ý về điểm tổn thương người khác.
Nên người xưa luôn kiêng kỵ không tổ chức cưới vợ gả chồng vào mùng 1 ngày Rằm hàng tháng.
Điều cấm kỵ số 14: Không chuyển nhà
Dân gian ta thường sẽ không chuyển nhà vào mùng 1 và ngày Rằm. Bởi đây là hai ngày chúng ta làm lễ mời ông bà tổ tiên hay Thần Phật về thụ lộc hưởng chút lễ mọn. Nếu chuyển nhà vào ngày này sẽ mạo phạm tới thần tiên.
Ngoài ra đây cũng là hai ngày một là âm khí cực thịnh hai là âm khí cực suy thoái. Di chuyển, thay đổi sẽ càng khiến ngũ hành mất cân bằng, gây bất lợi cho gia chủ.
Điều cấm kỵ số 15: Không xem bói
Tương tự như điều cấm kỵ số 9 thì xem bói cũng là một hoạt động tâm linh đặc biệt. Mùng 1 ngày Rằm là hai ngày mà âm dương mất cân bằng, việc xem bói hay gieo quẻ cũng sẽ không mang lại điềm báo chính xác. Đây cũng là hai ngày đặc biệt kiêng kỵ với những người xem bói, luận quẻ theo quan niệm dân gian xưa.
Điều cấm kỵ số 16: Không nên động dao kéo
Quan niệm tâm linh xưa thì khi động vào dao kéo mạnh như sát sinh, chặt cây cối, phẫu thuật, … sẽ mang lại điềm thị phi, cãi vã trong cả tháng. (Trừ những trường hợp quá đặc biệt như cấp cứu, sinh con ...)
Điều cấm kỵ số 17: Không nên làm vỡ đồ đạc
Vỡ, hỏng đều là những điềm báo về sự xấu, điều bất lợi. Nên trong thời gian này chúng ta cần hết sức tránh làm đổ vỡ, hỏng đồ trong nhà. Với mong ước vạn sự thuận lợi, trăm điều hanh thông, yên bình, an ổn là điều mà người xưa hướng tới trong mùng 1 và ngày Rằm.
Điều cấm kỵ số 18: Không nên để thiếu lương thực
Như nội dung bên trên thì sự khởi đầu luôn mang ý nghĩa quan trọng đối với người xưa trong mùng 1 và ngày Rằm. Nên việc để cho thùng gạo luôn đầy và tủ lạnh có đồ ăn sẽ ngụ ý một khởi đầu sung túc, ấm no. Quý độc giả có thể tham khảo để cầu phúc cầu may cho gia đình.
Điều cấm kỵ số 19: Không nên động thổ
Như chúng ta đã biết, vào mùng 1 ngày Rằm âm khí cực thịnh hoặc cực suy nên việc động Thổ sẽ mạo phạm tới ngũ hành. Càng gây mất cân bằng và mang lại năng lượng xấu cho chúng ta.
Quý độc giả thân mến, nếu như theo tư tưởng nhà Phật thì mỗi người chúng ta đều mang nghiệp chướng tới nhân gian này. Và sinh lão bệnh tử, bi hoan ly hợp đều là những nghiệp chướng hoặc thiện nhân vô tình hay hữu ý.
Thời gian trôi đi, con người sẽ có 2 ngày để hoàn trả những nghiệp chướng đó ấy là mùng 1 ngày Rằm. Vì vậy 19 điều cấm kỵ mùng 1 ngày Rằm đều là những điều chúng ta nên lưu ý để giải bớt nghiệp và cầu sự bình yên cho mình và người thân.
Chúc các bạn mùng 1 sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm!